Giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng đối với con người, cũng như đối với sự phát triển của quốc gia nên trong lĩnh vục này có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Vây thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục được ghi nhận thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục:
Cá nhân nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ bị áp dụng mức xử phạt được quy định trong Nghị định 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 127/2021/NĐ-CP. Liên quan đến thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì tại Điều 35 của Nghị định này cũng đã ghi nhận rõ với các nội dung sau:
– Cá nhân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, trong đó phải kể đến Thanh tra viên trong lĩnh vực giáo dục đang thi hành công vụ, Chánh thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cấp Sở; Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cấp Bộ; Chánh thanh tra Bộ giáo dục và Đào tạo.
+ Ngoài ra, cá nhân đang giữ vị trí là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục quản lý xuất, nhập cảnh cũng được trao quyền hạn này, cụ thể: Giám đốc công an cấp tỉnh; Người đang giữ vị trí là Cục trưởng Cục quản lý xuất, nhập cảnh.
– Ngoài ra người có thẩm quyền lập biên bản xử lý hành vi vi phạm có thể kể đến các công thức Phòng giáo dục và Đào tạo; Sở giáo dục và Đào tạo; Bộ giáo dục và Đào tạo; công chức giữ vị trí là chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang thi hành công vụ nhiệm vụ;
– Các cá nhân thuộc lực lượng Công an Nhân dân đang thi hành công vụ nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục cũng có quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nếu kịp thời phát hiện.
Lưu ý rằng: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh đã được quy định nêu trên là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nếu tổ chức, trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt cá nhân sẽ bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức. Hiện nay, thẩm quyền xử phạt về lĩnh vực giáo dục đã được quy định rõ tại Điều 36, 37, 38 đã được trình bày cơ bản nội dung trên. Cá nhân giữ chức danh khác nhau thì sẽ có thẩm quyền đề ra mức phạt khác nhau. Thông thường hình thức xử phạt đối với các cá nhân có chức danh đó là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đã được quy định. Ngoài ra có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Một số hành vi vi phạm liên quan trong lĩnh vực giáo dục:
2.1. Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh:
Khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh như vi phạm về việc công bố chỉ tiêu tuyển sinh, vừa số lượng theo đúng quy định; quy trình để tiến hành tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học không được thực hiện đúng theo quy định thì mức phạt tiền có thể lên đến 20 đến 30 triệu đồng;
Đối với trường hợp không tuân thủ về quy định trong công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo mà những ngành này có quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào hoặc thực hiện tuyển sinh không đúng theo đề án tuyển sinh đã được công bố thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng;
Xét đến hành vi vi phạm liên quan đến đối tượng tuyển sinh chỉ tiêu tuyển sinh: thì căn cứ theo từng trường hợp và số lượng thí sinh tuyển sinh nếu có sai sót hoặc tuyển sinh vượt chỉ tiêu có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 100 triệu đồng; nếu bị phát hiện còn có thể bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn và buộc áp dụng hình thức khắc phục hậu quả;
2.2. Các hành vi vi phạm liên quan đến thời lượng nội dung chương trình đào tạo liên thông liên kết:
– Một số hành vi vi phạm liên quan đến quy định về thời lượng, nội dung chương trình giáo dục như:
+ Không tuân thủ trong quá trình lập đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc trong quá trình giảng dạy cần phải áp dụng thiết bị dạy học phù hợp nhưng lại không sử dụng thiết bị này; Trong chương trình giáo dục của một học phần học môn học đã đề ra số tiết khối lượng học tập theo đúng quy định nhưng không đảm bảo dãy đủ số tiết và khối lượng này; vì một số nguyên nhân mà không thể đảm bảo thời gian dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập nhưng cũng không chủ động bố trí để giải đủ số kết hợp khối lượng học tập trong chương trình giáo dục; .. tùy thuộc vào tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng Ngoài ra có thể bị xử phạt bổ sung hoặc buộc khắc phục hậu quả;
+ Trường hợp chưa đủ một trong các điều kiện theo quy định mà đã tự mở ngành, chuyên ngành đào tạo hoặc có hành vi thể hiện sự gian lận để được cấp phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo; nếu không đảm bảo duy trì một trong các điều kiện đã được mở ngành, chuyên ngành đào tạo thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị buộc khắc phục hậu quả theo đúng quy định;
+ Tự ý thực hiện việc liên kết, đào tạo trong khi chưa được giữ, chấp nhận hoặc văn bản cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc này vì chưa đảm bảo điều kiện theo quy định thì mức phạt tiền sẽ áp dụng từ 10 triệu đến 60 triệu đồng, có thể bị áp dụng hình thức buộc khắc phục hậu quả
2.3. Một số hành vi vi phạm quy định về thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Mức phạt tiền sẽ được áp dụng đối với các tổ chức cá nhân nếu có hành vi vi phạm là 8 đến 12 triệu đồng khi thực hiện hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực có ý ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra coi thi, người coi thi, chấm thi, phục vụ thi; cung cấp các thông tin sai sự thật liên quan đến kỳ thi thì sẽ bị xử phạt với mức nêu trên; Ngoài ra, còn phải buộc cải chính thông tin sai sự thật tránh gây sự nhầm lẫn;
– Trong những việc tổ chức thi, chấm thi theo quy định là không được phép mang vào phòng thi khu vực chấm thi các tài liệu, thông tin, vật dụng không đảm bảo sự công bằng, trường hợp có vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng vào từ 1 triệu đến 2 triệu đồng;
– Trong quá trình thi cử có hành động làm hộ bài thi, trợ giúp thí sinh làm bài thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2 đến 6 triệu đồng; đối với mức độ can thiệp vào bài thi như đánh tráo thì phạt tiền từ 8 đến 12 triệu đồng;
– Quá trình tổ chức chấm thi mà nhận thấy sai với quy định thì phạt tiền từ 12 đến 14 triệu đồng; việc tổ chức thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay đi kèm thì mức phạt sẽ tăng lên từ 14 đến 16 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị xử phạt vi phạm hành chính thì một số hành vi còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức…
3. Các nội dung liên quan đến hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
– Hình thức xử phạt chính gồm: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm liên quan đến giáo dục thì tùy thuộc hành vi vi phạm thì có thể bị áp dụng mức phạt đó là cảnh cáo; phạt tiền. Hiện nay, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.
+ Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì nằm trong sự điều chỉnh của Chương II Nghị định này, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 là mức phạt tiền đối với hành vi VPHC của cá nhân. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thì phải lưu ý nếu cùng một hành vi vi phạm nhưng mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
– Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Có thể bị tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; trục xuất; đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Biện pháp khắc phục hậu quả được ghi nhận trong các quy định về điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi năm 2020 được áp dụng trong hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Bắt buộc phải thực hiện hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật; buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng; Bắt buộc thực hiện tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học; buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh; buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học; buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định sẽ buộc hủy bỏ; buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập;…
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi năm 2020;
– Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.