Thẩm quyền xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông. Quy định về việc kiểm tra và xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Em lái xe tải bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ xe nhưng em chưa kịp xuất trình thì đã bị bóc tem kiểm định. Và được thông báo vi phạm cơi nới thùng xe, vậy em xin hỏi trường hợp của em xử lý như vậy có đúng không. Em xin cám ơn?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 107/2014/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Về quy trình xử phạt giao thông đường bộ như sau:
+ Dừng phương tiện
+ Chào hỏi
+ Kiểm soát giấy tờ và thông báo lỗi
+ Xử lý vi phạm và lập biên bản
Theo Khoản 3 Điều 16
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, tự ý lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe vận chuyển khách.”
Như vậy, đối với phương tiện ô tô tải mà chủ phương tiện tự ý thay đổi, cơi nới thùng xe, thành xe rộng ra so với quy định sẽ bị xử phạt mức 800.000 đồng đến mức 1.000.000 đồng.
Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe yêu cầu chủ phương tiện xuất trình và thu giữ các loại giấy tờ liên quan để buộc lái xe chấp hành xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên biện pháp tự bóc tem kiểm định là không đúng, cảnh sát giao thông phải yêu cầu lái xe giao nộp. Cảnh sát giao thông cũng có thẩm quyền yêu cầu chủ phương tiện tháo bỏ phần cơi nới để xe trở về đúng với kích thước quy định. Bạn có thể làm đơn lên cơ quan có thẩm quyền tại đội cảnh sát giao thông để khiếu nại hành vi của cảnh sát giao thông.