Thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm trong hoạt động kinh doanh internet. Thẩm quyền xử phạt hành chính.
Thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm trong hoạt động kinh doanh internet. Thẩm quyền xử phạt hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Những cơ quan nào được quyền xử phạt các đại lý internet hoạt động quá giờ quy định . Công an viên, công an thị trấn có được phép tự ý xử phạt đại lý internet hoạt động quá giờ quy định không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì chủ điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
– Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
– Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các Điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP;
– Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn);
– Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP;
– Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;
– Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
– Không được hoạt động từ 22h đếm đến 8h sáng hôm sau;
– Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
– Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp điểm cung cấp trò chơi điện tử ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày thì sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 3 Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 97 Nghị định 174/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân đối với hành vi trên bao gồm:
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin;
Như thế, chiến sỹ công an, trưởng công an xã, trường đồn công an không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp trò chơi điện tử ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày