Thẩm quyền là gì? Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp? Cách xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã?
Mỗi đơn vị, cơ quan nhà nước đều được quy định về trách nhiệm, quyền hạn khác nhau. Tùy theo các đặc điểm về chức danh và đặc điểm về lĩnh vực hoạt động để có các thẩm quyền được quy định tương ứng. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng quyền hạn của mình. Vậy đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính thì UBND có quyền gì? Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Căn cứ theo Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Theo đó ủy ban nhân dân các cấp được pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt theo quy định. Thẩm quyền được quy định theo các cấp khác nhau. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền phân theo cấp khác nhau. Tuy nhiên đối với quy định về quyền xử phạt vi phạm thì UBND các cấp cũng phải có trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và xử phạt đúng quy định của pháp luật và theo trình tự -thủ tục luật định.
3. Cách xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
Thứ nhất, quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân cấp xã có 02 chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 5.000.000 đồng đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 10.000.000đ); tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền 5.000.000đ đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 10.000.000đ); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 2.500.000 đồng đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 5.000.000đ); tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000đ đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 5.000.000đ); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền phạt tiền của người có thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Ví dụ: Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối vớihành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”. Hành vi này thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Trong trường hợp này cách xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, mức xử phạt cao nhất của hành vi vi phạm trên là 5.000.000đ, vậy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi tham mưu xử phạt vi phạm hành chính cần lưu ý để chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cao hơn xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
– Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Thứ ba, cách áp dụng mức phạt tiền
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Ví dụ: Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản”. Cách áp dụng mức phạt tiền như sau:
– Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt là 1.500.000đ;
– Nếu có một trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng mức xử phạt từ 1.000.000đ đến dưới 1.500.000đ.
– Nếu có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng mức xử phạt trên 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Khi ban hành
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.