Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt thì giải quyết thế nào?
Thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt thì giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư các lĩnh vực mà bộ đội biên phòng được phép xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu trường hợp người vi phạm ở trong khu vực biên giới vi phạm vào các lĩnh vực quy định trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP nhưng không thuộc thẩm quyền của bộ đội biên phòng thì xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
2. Nội dung tư vấn:
Tại Điều 68 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của bộ đội biên phòng như sau:
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt hành chính của các cơ quan khác
Các lực lượng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại Chương II Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý.
Tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Mục lục bài viết
- 1 Như vậy hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP là hành vi thỏa mãn các điều kiện sau:
- 2 – Hành vi quy định tại Chương II Nghị định 167/2013/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 65).
- 3 Căn cứ vào các điều kiện trên nếu xác định hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì bộ đội biên phòng ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp bộ đội biên phòng phát hiện hành vi vi phạm thì tiến hành lập biên bản vi phạm như bình thường sau đó nhưng không thuộc thẩm quyền của mình thì bộ đội biên phòng gửi ngay biên bản vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Như vậy hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP là hành vi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Hành vi quy định tại Chương II Nghị định 167/2013/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 65).
– Hành vi này liên quan đến chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của bộ đội biên phòng
– Hình thức xử phạt và mức xử phạt phù hợp quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Căn cứ vào các điều kiện trên nếu xác định hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì bộ đội biên phòng ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp bộ đội biên phòng phát hiện hành vi vi phạm thì tiến hành lập biên bản vi phạm như bình thường sau đó nhưng không thuộc thẩm quyền của mình thì bộ đội biên phòng gửi ngay biên bản vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
3….trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.