Thẩm quyền xét xử của tòa án trong tranh chấp kinh doanh quốc tế? Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế?
Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là lĩnh vực rất rộng và phức tạp, tranh chấp trong kinh doanh quốc tế tập trung chủ yếu vào hai nhóm tranh chấp đó là tranh chấp hợp đồng và tranh chấp ngoài hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, các bên tranh chấp rất khó thương lượng giải quyết, đa phần nguyên nhân là do cách hiểu không đồng nhất về tập quán cũng như các điều kiện trong thương mại quốc tế, hoặc do có sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia, hay do sự khác biệt về ngôn ngữ,… làm cho quá trình xét xử tranh chấp kinh doanh quốc tế khó khăn hơn so với tranh chấp kinh doanh thông thường. Vậy thẩm quyền xét xử của
Luật sư
1. Thẩm quyền xét xử của tòa án trong tranh chấp kinh doanh quốc tế
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án trong giải quyết các vụ việc. Khi một vụ tranh chấp xảy ra cần phải xác định rõ nó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào.
Theo nguyên tắc chung thì tòa án thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có tính chất thương mại. Hầu hết luật pháp các nước đều dựa vào các hành vi thương mại để xác định đó có phải là tranh chấp thương mại hay không. Vì vậy, tranh chấp thương mại được hiểu là các tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hành vi thương mại giữa các thương nhân với nhau.
Về cơ bản, tòa án thương mại các nước có thẩm quyền xét xử các vụ việc sau:
– Tranh chấp về hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân với nhau;
– Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau và giữa họ với công ty;
– Tranh chấp liên quan đến hành vi thương mại của tất cả mọi chủ thể;
– Tuyên bố phá sản, giải thể hay đình chỉ hoạt động của một doanh nghiệp.
Ngoài ra, thẩm quyền của tòa án thương mại còn có thể xác định theo nguyên tắc “thẩm quyền theo lãnh thổ”. Theo đó, tòa án thương mại có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp thương mại là tòa án nơi bị đơn có trụ sở kinh doanh hoặc nơi bị đơn có tài sản liên quan đến vụ tranh chấp.
Việc xác định thẩm quyền của tòa án thương mại theo các nguyên tắc trên chủ yếu áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp trong phạm vi một quốc gia. Đối với các tranh chấp có tính chất quốc tế thì còn phải kết hợp với sự thỏa thuận của các bên trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế. Bởi vì, các tòa án thương mại không có thẩm quyền đương nhiên trong việc xét xử các tranh chấp kinh doanh quốc tế, ngay cả khi các tranh chấp đó phát sinh trên lãnh thổ của nước tòa án. Về nguyên tắc, tòa án thương mại chỉ có quyền xét xử các tranh chấp kinh doanh quốc tế khi nào các bên có liên quan thỏa thuận giao cho bằng cách quy định trong hợp đồng hoặc bằng một thỏa thuận riêng sau khi tranh chấp đã phát sinh.
Cũng có những trường hợp khi hợp đồng không quy định cụ thể tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà chỉ quy định chung chung rằng “mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng tố tụng trước tòa án” thì khi đó các bên có thể vận dụng cách xác định thẩm quyền theo tập quán là tranh chấp sẽ được giải quyết ở tòa án nước bị đơn.
Thẩm quyền xét xử của tòa án cũng có thể được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, chẳng hạn, trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà nhà nước của các bên tranh chấp đã tham gia ký kết. Điều ước quốc tế có liên quan thường quy định tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi trụ sở kinh doanh chính/nơi cư trú của bị đơn, hay tòa án nơi bị đơn có tài sản chính. Nếu tranh chấp có liên quan đến bất động sản thì thông lệ là tòa nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn các tòa án này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án.
2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi hòa giải trong tranh chấp kinh doanh quốc tế
– Hòa giải phải dựa trên tự do ý chí của các bên tranh chấp
Sự tự do ý chí là yếu tố quyết định mọi giai đoạn hòa giải tranh chấp: theo đó, các bên tranh chấp phải tự nguyện đưa vụ việc tranh chấp ra hòa giải; các bên tự do thỏa thuận về phương pháp giải quyết, qui trình hòa giải và lựa chọn hòa giải viên; các bên tranh chấp được tự do ý chí trong thảo luận, đề xuất giải pháp giải quyết vụ việc tranh chấp hay thỏa thuận về việc chấp nhận ý kiến giải quyết do hòa giải viên đưa ra cũng như các bên được tự do quyết định chấm dứt việc hòa giải để chuyển sang sử dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp khác.
– Hòa giải vụ việc tranh chấp chủ yếu dựa theo nguyên tắc khách quan, công bằng, hợp lý và tôn trọng tập quán thương mại trong nước và tập quán quốc tế.
Hòa giải tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp được đối thoại tự do, hòa giải giúp các bên tranh chấp nhìn nhận được những điểm sai và điểm đúng đắn của mình cũng như của đối phương cùng đối thoại, bên cạnh đó hòa giải còn giúp các bên tranh chấp hiểu và phân biệt được giữa điều họ muốn và điều họ cần trong vụ việc tranh chấp, đồng thời xác định rõ những lợi ích ưu tiên số một mà mỗi bên tranh chấp cần đạt được qua việc giải quyết tranh chấp, từ đó mỗi bên sẽ tự điều chỉnh lại quan điểm lập trường của mình để có thể tiến hành thương lượng một cách thích hợp.
– Hòa giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện hòa giải.
Do tính chất tự nguyện, tự do ý chí của các bên trong hòa giải nên khi một trong hai bên tranh chấp đơn phương chấm dứt thực hiện việc hòa giải mà không cần nêu lý do thì quá trình hòa giải sẽ đương nhiên chấm dứt và khi đó vụ việc tranh chấp sẽ được chuyển sang giải quyết bằng phương pháp khác.
– Bảo toàn bí mật những tài liệu, chứng từ và ý kiến của các bên tranh chấp cũng như của của hòa giải viên trong quá trình hòa giải.
Do tính chất riêng tư, tự nguyện của biện pháp hòa giải, pháp luật hay quy tắc về hòa giải của nhiều nước và quy tắc của Trung tâm Trọng tài hòa giải quốc tế đều có quy định bảo đảm rằng các chứng cứ, tài liệu và ý kiến của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải sẽ không bị sử dụng như chứng cứ bất lợi cho một trong các bên tranh chấp trong bất cứ quá trình tố tụng nào tiếp theo nếu việc hòa giải không thành. Một số quốc gia và Trung tâm Trọng tài quốc tế còn có quy định người đã làm hòa giải viên thì sẽ không được chọn làm trọng tài viên cho cùng một vụ việc tranh chấp để đảm bảo chứng cứ, tài liệu bí mật của hòa giải và sự khách quan của trọng tài viên.
2.2. Hệ thống giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
– Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế được hiểu là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế mà chủ yếu là trong quá trình thực hiện các
– Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp được hiểu là biện pháp điều chỉnh các bất đồng, điều chỉnh các xung đột dựa trên những căn cứ và được thực hiện bằng những phương thức khác nhau do các bên có tranh chấp về kinh doanh quốc tế lựa chọn. Các nhà kinh doanh và những đại diện về pháp lý của họ trong quá trình đàm phán để soạn thảo và ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế đều cần đặc biệt chú ý đến việc dự đoán trước những tranh chấp có thể xảy ra để có thể đưa vào hợp đồng những điều khoản về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh.
2.3. Cách thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
– Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp
Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, các bên có tranh chấp thường tự nguyện và nhanh chóng tiến hành liên hệ, gặp gỡ nhau để thực hiện việc thương lượng nhằm tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa các bên. Có thể coi hoạt động này vừa là hình thức thương lượng lại để đạt được sự thỏa thuận chung giữa các bên, vừa là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế.
Nếu quá trình thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng trọng tài hay tố tụng tư pháp, thì pháp luật của nhiều quốc gia quy định trọng tài viên, thẩm phán thực hiện giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên có tranh chấp và có thể ra văn bản công nhận kết quả thương lượng của các bên. Văn bản công nhận kết quả thương lượng này có giá trị như một quyết định của trọng tài hay tòa án.
– Hò giải các tranh chấp thương mại quốc tế
Hòa giải có thể được hiểu là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hóa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp. Các mục tiêu cơ bản cần đạt được qua quá trình hóa giải bao gồm:
+ Mục tiêu thứ nhất: Bằng việc thực hiện hòa giải để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện giữa cấc bên tranh chấp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ kinh doanh trong thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên.
+ Mục tiêu thứ hai: Bằng việc thực hiện hòa giải mà có thể tập trung sự chú ý và quan tâm của các bên tranh chấp vào vấn đề chính, vấn đề cơ bản của nội dung tranh chấp, từ đó hạn chế tối đa sự hao phí về thời gian và tiền của của các bên tranh chấp vào các vấn đề mang tính chất hình thức tố tụng.
– Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài
Thủ tục trọng tài được hiểu là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên có tranh chấp tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba là trong tài viên giữ vai trò trung lập sau khi nghe các bên tranh chấp trình bày vụ việc sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
Xuất phát từ bản chất tự nguyện của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên thẩm quyền và thủ tục tố tụng của trọng tài là do các bên tranh chấp tự thỏa thuận và quyết định.
Sau khi đã nhận được phán quyết của trọng tài, các bên tranh chấp thường tự nguyện thi hành vì nhiều lý do như muốn giữ gìn quan hệ kinh doanh quốc tế, hoặc vì biết rằng ít có khả năng để tòa án có thể xem xét và thay đổi quyết định của trọng tài .