Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư? Trình tự thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư? Tại sao Doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư?
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư là một trong những thủ tục pháp lý giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư, trong một số trường hợp như chấm dứt hoạt động của dự án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Vậy cụ thể Thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ theo quy định tại điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Luật đầu tư 2020 quy định cụ thể:
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Trên thực tế chúng ta đã biết thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Theo đó với mục đích của cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. Khi thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc này giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể căn cứ dựa trên quy định trên đây mà thấy rằng Thầm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể của Ban Quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư trong các trường hợp khác nhau se căn cứ vào đó để xác định thẩm quyền thu hồi giấy chúng nhận đăng kí đầu tư khác nhau. Các cơ quan có thẩm quyền này phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo trình tự và thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Như trên căn cứ dựa trên quy định này cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư thay thế cho quy định chung chung là cơ quan đăng ký đầu tư tại Luật đầu tư năm 2014. Như vậy chúng ta có thể thấy quy định tại luật đầu tư 2020 hợp lý hơn vì đảm bảo sự lô-gic và chịu trách nhiệm xuyên suốt cho cơ quan có thâm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trường hợp ngoài lệ là các dự án đầu tư điều chỉnh mà dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Dựa trên những điều đã phân tích ở trên có thể thấy khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải được thu hồi. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tùy thuộc vào các dự án các cấp. Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn quy định của pháp luật để đề nghị thu hồi giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận khi chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Trình tự thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
Khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải được thu hồi. Đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, pháp luật Việt Nam không có yêu cầu đặc biệt gì, không mất phí, và thủ tục hành chính cũng không yêu cầu.
Trình tự thực hiện:
– Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và giải quyết các thủ tục có liên quan theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
+ Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Đối với dự án hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bằng văn bản.
Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung về tình hình thực hiện dự án, căn cứ chấm dứt hợp đồng dự án và gửi kèm tài liệu về việc hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và các thủ tục có liên quan, nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan thực hiện:
– Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án:
+ Các dự án quan trọng quốc gia
+ Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án
+ Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc TW trở lên
– Tại UBND cấp tỉnh đối với các dự án còn lại.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Đối với dự án hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư.
3. Tại sao Doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư
Cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư là một thủ tục do pháp luật quy định, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một trong những việc giúp cho cơ quan nhà nước có thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Không chỉ dừng lại ở đó, Giấy chứng nhận đầu tư còn ảnh hưởng tới việc để các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình đầu tư, bởi vì:
+ Giấy chứng nhận đầu tư là một trong những giấy tờ cần thiết không thể thiếu để một dự án đầu tư có thể được hoạt động bình thường.
+ Xin giấy chứng nhận đầu tư là một quy định bắt buộc phải thực hiện đối với những trường hợp cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật đầu tư
Như vậy có thể thấy được sự cần thiết của giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với doanh nghiệp và để có thể hoạt động hợp pháp thì cần phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư” và các thông tin phá lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.