Quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội? Trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư của Quốc hội?
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia đáng để được đầu tư nhất khu vực Châu Á. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nước ngoài cũng luôn đắn đo khi đầu tư vào Việt Nam do những thủ tục rắc rối khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư. Để có thể chủ động trong việc đầu tư vào Việt Nam thì các nhà đầu tư cần nắm được thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án mà nhà đầu tư dự định triển khai.
Căn cứ vào quy mô, địa điểm đặt dự án hay ngành nghề đầu tư, nhà đầu tư có thể phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng. Hiện nay, Luật đầu tư đang quy định ba cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội:
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Điều 2
Tại Việt Nam, nhân dân có thể thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) để nhằm thực hiện quyền lực của mình. Do đó để Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thường được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước.
Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Hiện nay, chúng ta đều biết, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân cả nước bầu cử ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và hoạt động vì lợi ích của những người mà họ làm đại diện. Nhiệm kì của Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành là năm năm, việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của mình.
Với vị trí, tính chất như trên, Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư cũng là một trong số những hoạt động thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
– Thứ nhất: Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn
– Thứ hai: Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên.
– Thứ ba: Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác.
– Thứ tư: Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Quốc hội. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và đã góp phần đảm bảo vai trò của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư của Quốc hội:
Căn cứ pháp lý:
Điều 34
Hồ sơ theo quy định được gửi cho Bộ Kế hoạch và đầu tư.
– Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020.
– Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020.
Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hai mươi bộ hồ sơ theo quy định trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư của Quốc hội được quy định như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định để trình Chính phủ.
Nội dung thẩm định theo Khoản 3 Điều 33
“3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.”
Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
Khoản 5 Khoản 6 Điều 34
“5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a)
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).”
– Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
– Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật đầu tư 2020. Nội dung gồm có:
+ Nhà đầu tư thực hiện dự án.
+ Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án.
+ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
+ Tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Như tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có). Tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn.
+ Công nghệ áp dụng.
+ Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
+ Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư của Quốc hội cần được thực hiện theo đúng quy định được nêu trên. Việc chấp thuận đầu tư của Quốc hội đối với các dự án đầu tư có ý nghĩa và những vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.