Giám đốc thẩm là gì? Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm?
Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì tòa án sẽ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đó. Vậy thẩm quyền, thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm hình sự được Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Giám đốc thẩm là gì?
Theo Điều 370
Theo đó, giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó. Điều 17
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
2. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”
– Kết luận trong bản án hoặc quyết định bị coi là không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có thể là một trong các trường hợp sau đây:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các các chứng cứ, tài liệu đã được điều tra xác minh tại phiên tòa;
+ Tại phiên tòa không xem xét những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án;
+ Có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án nhưng trong bản án, quyết định Tòa án không nêu lý do của việc chấp nhận chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
+ Kết luận trong bản án, quyết định có mâu thuẫn ảnh hưởng đến việc xác định bị cáo có tội hay không có tội, điều luật được áp dụng hoặc quyết định hình phạt đối với bị cáo…
– Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử vụ án mà chúng có thể tác bỏ hoặc hạn chế quyền của những người tham gia tố tụng ở các giai đoạn tố tụng này hoặc làm cho Tòa án xét xử vụ án không khách quan, không đúng pháp luật hoặc thiếu căn cứ. Những vi phạm này cũng rất đa dạng và có thể là một trong những trường hợp sau đây:
+ Không có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại đối với các vụ án chỉ đọc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại;
+ Nhập vụ án hoặc cách vụ án không đúng quy định;
+ Không yêu cầu cử
+ Hội đồng xét xử không đúng luật định (Thẩm phán, Hội thẩm đã hết nhiệm kỳ không có hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn trong Hội đồng xét xử khi xét cáo là người chưa thành niên);
+ Kết luận giám định lại vẫn do giám định viên lần đầu tiến hành;
+ Thu giữ, niêm phong hoặc bảo quản vật chứng không đúng thủ tục tố tụng quy định;
+ Xét xử sai thẩm quyền (Tòa án cấp huyện xét xử vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự;
+ Xét xử vắng mặt bị cáo hoặc người bị hại trong trường hợp sự có mặt của họ là bắt buộc
+ Không giao cáo trạng hoặc quyết định đ-a vụ án ra xét xử trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nội dung quyết định của bản án mâu thuẫn với biên bản nghị án hoặc mâu thuẫn với biên bản phiên tòa
+ Không có biên bản phiên tòa hoặc biên bản phiên tòa không có chữ ký của thư ký phiên tòa hoặc của Thẩm phán chủ tọa;
+ Bản án không có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử;
+ Dùng nhục hình, ép cung khi lấy lời khai của bị can, bị cáo;
+ Xác định sai tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng;
+ Tòa án cấp phúc thảm sửa bản án sơ thảm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp không có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng đó;
+ Không cho bị cáo nói lời sau cùng…
– Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự có thể là một trong những trường hợp sau đây:
+ Không áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự cần áp dụng;
+ Giải thích không đúng nội dung quy định của điều khoản Bộ luật hình sự dẫn đến việc áp dụng không đúng;
+ Mức hình phạt áp dụng không phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội (quá nặng hoặc quá nhẹ);
+ Mức hình phạt áp dụng vọt quá mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự;
+ Áp dụng loại hình phạt không được quy định trong Bộ luật hình sự… Ngoài ra, một số sai sót khác cũng được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thảm nh- sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật dân sự, trong tính án phí dân sự thiệt cho người bị kết án hoặc bị đơn dân sự…
3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 373 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm?
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm theo Điều 385 Bộ luật tố tụng hình sự: “Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.”
Như vậy kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, trong thời hạn 4 tháng, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
Khác với phúc thẩm, tòa án xem xét lại phần quyết định, bản án bị kháng cáo, kháng nghị, đối với giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Thủ tục giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn và phạm vi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho quá trình giám đốc thẩm được tiến hành đúng pháp luật,