Về nguyên tắc, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án, trừ những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện
Về nguyên tắc,
Đối với các các vụ án lao động, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 BLTTDS, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 BLTTDS, đó là những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền theo vụ việc như đã nêu ở mục 1.1 của mục 1 Phần I, trừ những tranh chấp quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS, đó là các tranh chấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 BLTTDS mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
Điều này cũng được quy định chi tiết tại Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Như vậy với quy định này, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đã được mở rộng hơn theo hướng Tòa án cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, trừ một số tranh chấp cá nhân nêu trên. Tuy nhiên việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện cũng đã và đang đặt ra thách thức cho các Tòa án cấp huyện, đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùng sau, vùng xã bởi Thẩm phán ở cấp huyện hiện nay phần lớn vẫn còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định tại Điều 34 BLTTDS. Cụ thể là:
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp về lao động quy định tại Điều 31 BLTTDS trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 BLTTDS;
– TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền chung của Tòa án;
– TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
– Ngoài ra, TAND cấp tỉnh còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại Điều 33 BLTTDS mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Thông thường, TAND cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện lên để giải quyết trong trường hợp việc vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp; việc điều tra thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp; đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy việc xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện không có lợi về chính trị hoặc vụ việc có liên quan đến Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án TAND cấp huyện.
Thẩm quyền của TAND tối cao
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của TAND tối cao thuộc về Tòa lao động, Tòa phúc thẩm và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
– Tòa lao động TAND tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị theo thủ tục tố tụng.
– Tòa phúc thẩm TAND tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
– Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các Tòa thuộc TAND tối cao bị kháng nghị theo thủ tục tố tụng.