Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là thẩm quyền thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm:
Mục lục bài viết
1. Nội dung thanh tra an toàn thực phẩm quy định như thế nào?
Thanh tra an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành, cụ thể là thanh tra chuyên ngành do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm bao gồm:
– Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm
– Đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, các cá nhân, tổ chức có thực hiện đúng các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm.
– Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
– Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
– Thanh tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm:
(1) Thẩm quyền cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành:
– Bộ Y tế: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm hoặc đối với các vật tư, dụng cụ,…
+ Có quyền yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm.
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chịu trách nhiệm quy định về điều kiện chung để đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Chủ trì lên các chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; hoặc nhằm mục đích cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm.
+ Khi cần thiết, thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác.
+ Trong lĩnh vực được phân công quản lý, chủ trì xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: quản lý an toàn thực phẩm.
+ Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác: thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
+ Thực hiện chủ trì xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
+ Đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối: thực hiện quản lý an toàn thực phẩm.
+ Đối với các sản phẩm ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm: thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh.
+ Đối với lĩnh vực được phân công, phải thực hiện báo cáo đinh kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm.
+ Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý: thực hiện quyền quản lý an toàn thực phẩm.
+ Trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý phải thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
– Bộ Công thương:
+ Thực hiện chủ trì xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác: thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh.
+ Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý: thực hiện quyền quản lý an toàn thực phẩm.
+ Ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị.
(2) Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm.
(3) Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện: áp dụng với trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương.
3. Thanh kiểm tra an toàn thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 68 Luật an toàn thực phẩm năm 2020 quy định nguyên tắc thực hiện việc thanh kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:
– Thực hiện kiểm tra một cách khách quan, công khai, minh bạch, chính xác, không phân biệt đối xử.
– Đảm bảo các thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức phải được bảo vệ bí mật tốt nhất.
– Tuyệt đối không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Đối với kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan trong quá trình thực hiện việc thanh kiểm tra phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm có quyền và nhiệm vụ gì?
Thứ nhất, về quyền của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm:
– Để thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất: có quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
– Thực hiện cảnh cáo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Được quyền xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định.
– Khi có khiếu nại, tố cáo thì phải giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, về nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm:
– Thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thì phải ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu.
– Xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật an toàn thực phẩm số