Thẩm quyền rút đơn kháng nghị của Viện kiểm sát theo thủ tục phúc thẩm. Quy định về việc rút đơn kháng nghị trong tố tụng dân sự.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
2. Luật sư tư vấn:
Hoạt động của cơ quan kiểm sát và kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử dân sự nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, ngươi tiến hành tố tụng.
Khi có bản án, quyết định của
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
– Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
– Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
– Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
– Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Căn cứ Điều 256 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Điều 11 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP thì:
“Trường thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
+ Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu.
+ Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Trong trường hợp không còn kháng cáo, kháng nghị về phần này hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị mà kháng nghị đó đã được rút độc lập với những phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm kháng nghị đã được rút thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ đối với phần vụ án đó. Nếu còn kháng nghị, kháng cáo về phần này thì Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xử lý đối với phần này.
+ Trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị), thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà thực hiện, tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
+ Tại phiên tòa, việc rút kháng nghị hay không thuộc thẩm quyền của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo điểm b khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.”
>>> Luật sư
Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải