Doanh nghiệp Nhà nước là gì? Thẩm quyền thanh lý tài sản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước?
Doanh nghiệp Nhà nước( doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước ) là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp hành với những đặc điểm riêng biệt. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về doanh nghiệp Nhà nước? Thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định như thế nào?
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?
Theo quy định tại Khoản 11,
Thứ nhất , về Sở hữu: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần , vốn góp chi phối. Đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để thành lập hoặc là những doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50 % vốn điều lệ. Như vậy, đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước là vốn của nó thuộc sở hữu nhà nước hoặc cơ bản thuộc về nhà nước, Tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.
Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối nên nhà nước có toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động , đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý; đối với việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp.
Thứ ba, về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước hiện nay rất đa dạng, nó có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần hay vốn góp chỉ phối của nhà nước .
Thứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy tu bù chỉ và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( trách nhiệm hữu hạn ).
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về số vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của mình.
Theo quy đinh tại Điều 88, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Dựa vào mục đích hoạt động gồm có:
– Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận .
– Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích: Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất , cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc tế phòng an ninh.
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện một bước việc đưa loại doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của loại doanh nghiệp này.
Dựa vào quy mô và hình thức gồm có:
– Doanh nghiệp nhà nước độc lập; là doanh nghiệp nhà nước không có cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác bao gổm: Công ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên, Doanh nghiệp có cô phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
– Doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty Nhà nước.
+ Doanh nghiệp nhà nước thành viên : Là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn .
+ Tổng công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo … trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Dựa vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp, gồm :
– Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp nhà nước mà ở đó Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp nhà nước mà ở đó chỉ có giám đốc doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27,
“2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và nền kinh tế, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh khi nhượng bán tài sản trực tiếp phục vụ các nhiệm vụ này phải được sự đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, doanh nghiệp phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
d) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới doanh nghiệp không trả được nợ vay theo khế ước hoặc
đ) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản cố định thuộc một số ngành đặc thù (sản xuất thuốc lá, tàu biển, tàu bay) thì ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
e) Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng (đầu tư, xây dựng dở dang), nếu không tiếp tục đầu tư dự án doanh nghiệp được thực hiện chuyển nhượng dự án (chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án) cho nhà đầu tư khác theo quy định Luật đầu tư. Đối với dự án kinh doanh bất động sản khi chuyển nhượng dự án phải đảm bảo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.”
Theo như quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp Nhà nước có quyền chủ động thanh lý tài sản tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành. Và Điều luật bên trên đã quy định rõ thẩm quyền thanh lý tài sản của Doanh nghiệp 100% vốn điều lệ Nhà nước bao gồm: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Cơ quan Đại diện, chủ đầu tư trong từng trường hợp mfa Điều luật quy định. Đồng thời, các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì sẽ do Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
Để có thể thanh lý tài sản của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp nhà nước. Hội đồng thanh lý tài sản sẽ có những nhiệm vụ nhất định, ví dụ như: Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước.