Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai. Thẩm quyền quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đất đai là tài sản của toàn dân, do Nhà nước nắm quyền sở hữu, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho người dân. Do đó, đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người. Nhà nước đẩy mạnh công tác quản lý đất đai ở từng địa phương. Dưới đây là bài phân tích về thẩm quyền quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân cấp huyện.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai:
– Quản lý Nhà nước về đất đai là việc Nhà nước dùng sức mạnh quản lý của mình để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vấn đề đất đai. Các hoạt động quản lý về đất đai của Nhà nước đều hướng tới việc duy trì trật tự công tác hoạt động đất đai, duy trì trật tự đất đai ở mức ổn định, cùng với đó, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến đất đai để việc cấp quyền sử dụng đất của Nhà nước cho những hộ dân đủ điều kiện được diễn ra khách quan, minh bạch. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một trong những hình thức bảo vệ quyền lợi công dân trong việc sử dụng nguồn đất mà Nhà nước cấp.
– Quản lý Nhà nước về đất đai là hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân, cũng như sự phát triển chung của đất nước ta. Nó tác vào đời sống xã hội của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể như sau:
+ Quản lý đất đai giúp Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất ở từng địa phương; nắm bắt được các cá nhân, hộ gia đình được cấp quyền sử dụng đất. Khi được cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng miếng đất đó đúng mục đích sử dụng ban đầu của nó. Đồng thời, các đối tượng được cấp quyền sử dụng có trách nhiệm quản lý, giữ gìn đất đai. Bởi suy cho cùng, đất đai là tài sản toàn dân, Nhà nước đứng tên chủ sở hữu, và các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước cấp phép sử dụng. Vậy nên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp hoạt động sử dụng đất đai diễn ra đúng mục đích, đúng thẩm quyền, tranh xảy ra sai phạm hay những rủi ro không đáng có.
+ Quản lý Nhà nước về đất đai giúp người dân được đảm bảo về quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng cá nhân, hộ dân, đồng nghĩa với việc Nhà nước xác lập và công nhận nhận quyền sử dụng đất cho những đối tượng đó. Như đã phân tích ở trên, đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của người dân. Tấc đất tấc vàng. Đất là tài sản, là máu xương mà cả đời người dân phấn đấu để có được và xây dựng thành quả trên đó. Vậy nên, nếu công tác quản lý Nhà nước về đất đai không được chặt chẽ, quy củ, sẽ dẫn đến những sai sót, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Có thể khẳng định rằng, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính là hình thức bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân có lợi ích liên quan.
+ Quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tránh những trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp đất đai xảy ra. Thực tế hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị. Do đó, khi nói đến đất đai, không có cá nhân nào muốn chịu thiệt. Trước kia, các hộ dân có thể cho nhau đất để làm lối đi, hàng rào. Nhưng hiện tại thì không. Chỉ cần một lấn chiếm nhỏ cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp đất giữa các cá nhân, tổ chức liên quan. Do đó, Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh những trường hợp tranh chấp đó xảy ra, phát sinh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước giám sát hoạt động sử dụng đất của các cá nhân, hộ dân, đưa ra những biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tranh chấp. Hơn hết, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp quyền lợi về đất đai của người dân được đảm bảo một cách tối đa.
Như vậy, quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác sử dụng, hoạt động đời sống liên quan đến đất đai. Ý nghĩa đặc biệt của đất đai xuất phát từ vai trò của nó trong việc đảm bảo đời sống an sinh của người dân, sự bình ổn của trật tự an toàn xã hội.
2. Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp xã, UBND cấp huyện:
2.1. Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp xã:
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7
– Khoản 2 Điều 8
Như vậy, UBND xã có thẩm quyền quản lý đất nông nghiệp, đất công ích của địa phương mình. Việc quản lý của UBND xã nhằm rà soát hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn để xử lý những vấn đề liên quan; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định. Cùng với đó, việc quản lý đất đai của UBND xã giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
2.2. Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan Nhà nước cấp trên của xã. Cơ quan này có thẩm quyền bao quát, quản lý hoạt động chung của đất đai của cơ quan cấp dưới.
– Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý đất đai một cách trực tiếp, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lại quản lý đất đai một cách gián tiếp. Cơ quan cấp trên này thông qua báo cáo, thực tiễn hồ sơ quản lý đất đai do cấp xã cấp lên để xem xét, kiểm tra và quản lý.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện còn được thể hiện ở chỗ, cơ quan chức năng năng có thẩm quyền của cơ quan này sẽ tiến hành các cuộc công tác, kiểm tra hoạt động sử dụng đất đai ở cấp xã. Trong trường hợp xảy ra sai phạm sẽ đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tiến hành rà soát, xem xét quyền sử dụng đất đai của cấp xã. Trong trường hợp người dân có vướng mắc về đất đai, đã khiếu nại, kiến nghị lên ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đảng, các cá nhân sẽ tiến hành khiếu nại lên ủy ban nhân dân cấp huyện. Lúc này, cán bộ chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ xem xét, kiểm tra đưa ra câu trả lời để giải đáp thắc mắc cho người dân.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và anh Đỗ Văn M là hàng xóm của nhau. Năm 2014, anh B tiến hành xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và xây tường bao ngăn cách diện tích, ranh giới đất với nhà anh M. Đầu năm 2017, anh M cũng làm thủ túc xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thực hiện đo đạc để xin cấp lại sổ, anh M phát hiện phần diện tích thực của gia đình mình bị hụt so với sổ đỏ là 10 m2. Anh Đỗ Văn M cho rằng anh Nguyễn Văn A đã lấn sang đất nhà mình. Hai bên xảy ra tranh chấp. Anh A tiến hành khiếu nại lên Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành hòa giải, hướng đến giải quyết bằng việc đo đạc lại diện tích hai nhà dựa vào bản đồ địa chính xã. Anh A không đồng ý. Anh cho rằng , anh là người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước, đã được Văn phòng đăng ký đất đai công nhận và cấp giấy. Do đó, không có chuyện anh xâm lấn đất nhà anh M. Hòa giải ở xã không thành công, anh A đã tiến hành khiếu nại lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.