Thẩm quyền không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên BAST. HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo hình sự khi nào?
Xuất phát từ mục tiêu cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, dựa trên nền tảng
Kế thừa và sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS năm 2003, Điều 355 BLTTHS năm 2015 đã quy định HĐXX phúc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 356 BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền này, HĐXX phúc thẩm sẽ quyết định hai vấn đề: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và đồng thời giữ nguyên bản án sơ thẩm (giữ nguyên toàn bộ nội dung và quyết định của bản án sơ thẩm). Trường hợp bản án có nhiều chủ thể kháng cáo, có kháng nghị của VKS, nếu HĐXX phúc thẩm không chấp nhận một số yêu cầu kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đó nhưng đồng thời chấp nhận phần yêu cầu kháng cáo, kháng nghị khác và quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm đó thì không được coi là không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trường hợp này được coi là sửa bản án sơ thẩm.
So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định cụ về căn cứ để HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm tại Điều 356, đó là “khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật” [33]. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nhà làm luật và tạo điều kiện cho hoạt động áp dụng pháp luật, bảo đảm căn cứ pháp luật trong thực hiện quyền hạn của HĐXX phúc thẩm. Như vậy, có hai căn cứ để HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm là tính có căn cứ và tính đúng pháp luật (hay còn gọi là tính hợp pháp) của bản án sơ thẩm.
Trong trường hợp này, HĐXX phúc thẩm nhận thấy kết luận của bản án sơ thẩm phù hợp với những sự kiện thực tế khách quan của vụ án trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, đánh giá công khai và kết quả tranh tụng tại phiên tòa (tính có căn cứ), đồng thời nhận thấy quyết định của bản án sơ thẩm đã căn cứ vào các quy định của BLHS, BLTTHS, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quyết định xử lý đối với bị cáo, bị hại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là đúng đắn, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, người phạm tội (tính đúng pháp luật). Do yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ hoặc không đúng pháp luật nên HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Việc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị không đồng nghĩa với việc HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Việc giữ nguyên bản án sơ thẩm còn phải dựa vào tính có căn cứ và tính đúng pháp luật của bản án sơ thẩm. Thực tiễn công tác xét xử cho thấy có những trường hợp HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị nhưng không quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm vì có căn cứ sửa hay hủy bản án sơ thẩm.
BLTTHS năm 2003 chưa quy định tính có căn cứ và tính đúng pháp luật của các quyết định trong bản án sơ thẩm là điều kiện để HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Do đó, thực tiễn xét xử có những trường hợp các quyết định trong bản án sơ thẩm không đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật nhưng không có căn cứ để sửa bản án cũng như hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại nên HĐXX phúc thẩm vẫn phải giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ví dụ trường hợp một số kết luận trong bản án không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án; pháp luật được áp dụng trong bản án chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm, nhân thân người phạm tội nhưng đều theo hướng có lợi cho bị cáo và chỉ có kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hơn nữa cho bị cáo thì HĐXX phúc thẩm chỉ có thể nhận định những sai lầm đó trong bản án phúc thẩm và vẫn phải quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vì HĐXX phúc thẩm không có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo nếu không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng này.