Huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Vậy, thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về những cơ quan nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là chứng thư pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người có quyền sử dụng, người có quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng chung trong phạm vi cả nước đối với mỗi loại đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm một tờ có 04 trang in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, hay còn được gọi là phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và trang bổ sung có nền trắng, mỗi trang thông thường sẽ có kích thước 190mm x 265mm. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đời sống cần được người dân gọi dân dã là sổ đỏ, đây được xem là loại giấy tờ pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất của các cá nhân và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho, và là căn cứ để thực hiện quyền cùng với nghĩa vụ của những đối tượng được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật về đối tượng và điều kiện, trình tự và thủ tục cấp.
Trong một số trường hợp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị hủy. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó bị mất, thì cơ quan có thẩm quyền trong việc ký quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất trước đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và các cơ sở tôn giáo, Cho các đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trên lãnh thổ của Việt Nam, các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân, các đối tượng được xác định là cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có thẩm quyền cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó bao gồm Sở tài nguyên và môi trường hoặc Bộ tài nguyên và môi trường.
Thứ hai, tòa án cũng là một trong những cơ quan có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận, thẩm quyền của cấp tòa án giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt trái quy định của pháp luật của các cơ quan và tổ chức hoặc người có thẩm quyền khi xét thấy quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong vụ việc dân sự mà tòa án đó có nhiệm vụ giải quyết;
– Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của
Như vậy có thể nói, khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành trái quy định của pháp luật và với ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân và các đương sự, thì chỉ tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất mới có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Đối với trường hợp khởi kiện vụ án dân sự có liên quan đến yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì trước tiên vẫn phải nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình xét xử vụ việc nhận thấy phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tòa án nhân dân cấp huyện mới chuyển vụ án lên tòa án nhân dân cấp tỉnh.
2. Những trường hợp phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
Thứ nhất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất. Đây được xem là một trong những trường hợp cơ bản cần phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tức là khi chủ sở hữu là mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện việc khai báo, Xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì cần thiết phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất đó. Văn phòng đăng ký đất đai rất tiến hành hoạt động kiểm tra hồ sơ và xem xét việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có yêu cầu. Khi đã được cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất.
Thứ hai, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp để tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất. Đây là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng hoặc nhận thừa kế hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2014, tuy nhiên bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên nhận chuyển quyền hoặc hợp đồng và các loại giấy tờ về quá trình chuyển quyền sử dụng đất đó, thì sẽ nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền bán niêm yết tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc đăng tải trên các trang phương tiện thông tin đại chúng về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày thông báo hoặc đăng tải thông tin trên các trang phương tiện đại chúng mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đó.
Thứ ba, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này là khi thu hồi giấy chứng nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng đất không tiến hành hoạt động giao nộp giấy chứng nhận, thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải có nghĩa vụ báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Thứ tư, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án. Đây được xem là trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi xảy ra các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các đương sự với nhau. Trong quá trình giải quyết mà tòa án phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là trái quy định của pháp luật và không hợp pháp thì tòa án sẽ xem xét ra quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Nhìn chung, thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trải qua các giai đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sau đó nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận xét kiểm tra tính hợp pháp trong nội dung của hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ thì sẽ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ thì sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Đất đai năm 2013;
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.