Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong tố tụng dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi cơ sở pháp lý nào chứng minh thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của TAND theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu ngoài quy định tại điều 36 BLTTDS 2004? Em xin cảm ơn?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP.
2. Luật sư tư vấn:
* Nội dung:
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011 cho thấy, tùy theo các căn cứ khác nhau mà pháp luật quy định thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc, theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Trong nhiều trường hợp một vụ án có thể có nhiều Tòa án có thẩm quyền giài quyết thì pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu tham gia tố tụng có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Về quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu có thể hiểu là khả năng mà pháp luật trao cho nguyên đơn, người yêu cầu trong việc lựa chọn một Tòa án giải quyết một vụ việc dân sự nhất định khi có nhiều Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011 và theo Điều 9
“- Nếu không biết nới cứ trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Khi xảy ra tranh chấp, nguyên đơn không biết nơi cứ trú, nơi làm việc, trụ sở của bị đơn thì lúc đó pháp luật cho phép nguyên đơn lựa chọn Tòa án nơi làm việc, cư trú cuối cùng hoặc nơi có tài sản của bị đơn để đảm bảo được quyền khởi kiện của nguyên đơn và tạo điều kiện cho nguyên đơn thực hiện được quyền tố tụng của mình.
– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Một tổ chức có thể có rất nhiều các chi nhánh khác nhau, mỗi chí nhánh lại đảm nhận những công việc khác nhau và có những quyền hạn nhất định. Do vậy, để đảm bảo được tính kịp thời, nhanh chóng nên pháp luật trao quyền lựa chọn Tòa án nơi chi nhánh đó có trụ sở để giải quyết.
– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp cấp dưỡng thì nguyên đơn có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. Trong rất nhiều trường hợp, bị đơn có thể là người nước ngoài, người không quốc tịch, nguyên đơn sẽ không có thông tin chính xác, không xác định được địa chỉ của bị đơn thì để tạo điều kiện cho nguyên đơn, người yêu cầu thực hiện được trong khả năng của mình pháp luật cho phép họ lựa chọn Tòa án nơi trụ sở ở Việt Nam hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. Thực tế hiện nay, hiện tượng tranh chấp về bồi thường thiệt hại xảy ra rất phổ biến. Đó là những tranh chấp phát sinh bên ngoài và không phụ thuộc vào hợp đồng. Nên việc giải quyết các tranh chấp thường gặp rất nhiều khó khắn, phức tạp. Do vậy, cần phải đáp ứng được nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì nguyên đơn, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nởi xảy ra thiệt hại giải quyết tranh chấp đó.
– Nếu tranh chấp phát sinh về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Pháp luật lao động bao giờ cũng đảm bảo được lợi ích tối ưu nhất cho người lao động. Đây là những vấn đề liên quan đến thu nhập, trợ cấp và việc làm đối với người lao động, do đó pháp luật cho họ quyền yêu cầu tòa án nơi họ cư trú, làm việc giải quyết để lợi ích của họ được đảm bảo nhanh chóng.
>>> Luật sư
– Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết.
– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Nơi thực hiện hợp đồng là một trong những vấn đề rất quan trọng khi xác lập hợp đồng. Việc xác định được nơi thực hiện hợp đồng khi xảy ra tranh chấp cũng không dễ dàng. Nên trong một số trường hợp khi các bên đã xác định rõ nơi thực hiện hợp đồng trong hợp đồng thì pháp luật cho phép nguyên đơn lựa chọn Tòa án nơi hợp đồng đó được giao kết để giải quyết, đảm bảo được tính chính xác, đúng pháp luật.
-Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Trong trường hợp bị đơn có nhiều nơi cư trú, làm việc, trụ sở hoặc có nhiều tranh chấp bất động sản đặt tại các nơi khác nhau, có những khu vực, địa điểm nguyên đơn không thể biết chắc chắn được hoặc để đảm bảo lợi ích cho nguyên đơn, nơi nào gần nguyên đơn hoặc nơi nào nguyên đơn nắm rõ nhất thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi đó giải quyết”.
Bên cạnh đó, người có yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp như: những yêu cầu liên quan đến việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố và hủy bỏ quyết định một người đã chết, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung thì người có yêu cầu có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết. Đối với vụ việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Đối với yêu cầu về hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
Như vậy, từ những quy định trên ta thấy pháp luật đã trao quyền lựa chọn Tòa án cho nguyên đơn, người yêu cầu trong những trường hợp khá cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu khi tham gia tố tụng dân sự.