Tại Việt Nam hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính với nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về địa giới hành chính và thẩm quyền xác định địa giới hành chính:
1.1. Địa giới hành chính là gì?
Địa giới hành chính theo từ điển tiếng Việt, là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở địa phương. Địa giới hành chính được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện tọa độ vị trí đó. Trong 4 cấp hành chính là: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, đơn vị hành chính chỉ được xác lập ở 3 cấp tỉnh – huyện – xã và địa giới hành chính là căn cứ phân định ranh giới về mặt địa lý, tự nhiên và được thể hiện bằng các mốc địa giới có tọa độ của vị trí các mốc đó. Mỗi đơn vị hành chính là một thực thể trong nền hành chính Nhà nước. Mỗi đơn vị hành chính được xác định cụ thể về mặt địa lý, dân số. Trong quản lý nhà nước, cần phải xác định rõ không gian tác động của quản lý. Hay nói cách khác, mỗi đơn vị hành chính cần phải được xác định rõ giới hạn về không gian, địa bàn cụ thể.
Chính vì vậy, địa giới hành chính cần phải được xác định rõ: Đó chính là ranh giới phân định giữa các đơn vị hành chính, trong đó có đơn vị hành chính cấp huyện, đánh dấu bằng các mốc giới theo quy định của pháp luật, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cu, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
1.2. Thẩm quyền xác định địa giới hành chính:
Về thẩm quyền xác định địa giới hành chính, chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính trong toàn quốc (không phân biệt ở cấp nào) là nhiệm vụ của Chính phủ. Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về địa giới hành chính, quy định về quản lý địa giới hành chính; quản lý các mốc địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính, số mốc, trình tự, thủ tục để xác định các mốc địa giới hành chính. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong địa bàn mình quản lý. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn trong địa bàn mình quản lý (Điều 29
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính. Theo như phân tích ở trên thì có rất nhiều lý do để xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai về địa giới hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của
– Tranh chấp đất đai địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính sẽ có trách nhiệm cùng phối hợp để giải. Trong trường hợp ủy ban nhân dân và các đơn vị hành chính khác phối hợp giải quyết tuy nhiên không đạt được hiệu quả và không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính theo quy định của pháp luật, hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính sẽ được xử lý như sau:
+ Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc các đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc trung ương thì chủ thể có thẩm quyền đó là Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội để giải quyết theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị hành chính thuộc cấp huyện, cấp quận hoặc đơn vị hành chính cấp thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã phường hoặc thị trấn thì chủ thể có thẩm quyền đó là Chính phủ sẽ trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ tài nguyên và môi trường cùng với các cơ quan có trách nhiệm trong hoạt động quản lý đất đai thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý đất đai thuộc cấp huyện và cấp quận, cơ quan quản lý đất đai thuộc cấp thị xã và thành phố thuộc tỉnh sẽ phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ tài liệu và chứng cứ cần thiết, cần phải phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tranh chấp về địa giới hành chính:
Tranh chấp địa giới hành chính là khái niệm để chỉ các loại hành vi tranh chấp quyền quản lý đất đai, tranh chấp quyền quản lý mặt nước, tranh chấp quyền quản lý đảo và các hải đảo liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị hành chính liền kề nhau. Nhìn chung thì nguyên nhân của việc tranh chấp địa giới hành chính có thể kể đến bao gồm:
– Tình trạng xâm canh, xâm cư của cư dân hai phía địa giới hành chính;
– Sai sót trong quá trình chia tách hoặc sáp nhập đơn vị hành chính;
– Việc phân định địa giới không đúng với thực tế;
– Việc cắm mốc địa giới không đúng với hồ sơ phân định địa giới.
4. Kiến nghị hạn chế tình trạng tranh chấp về địa giới hành chính:
Theo như phân tích ở trên thì tình trạng tranh chấp về địa giới hành chính diễn ra vô cùng phổ biến trên thực tế hiện nay. Quá trình giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính cũng xảy ra nhiều vướng mắc và vô cùng khó khăn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính tuy nhiên trong quá trình thực thi trên thực tế thì vẫn còn nhiều hạn chế. Để giải quyết tốt việc tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn của các tỉnh thành phố thì cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
– Nhằm mục đích giải quyết tốt các tranh chấp về địa giới hành chính trên địa bàn của các tỉnh thành phố thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã nhiều lần kiến nghị lên chủ thể có thẩm quyền là Chính phủ, chỉ đạo Bộ nội vụ và các bộ ban ngành khác có liên quan tiến hành hoạt động tổ chức ra soát để điều chỉnh những bất cập và hạn chế trong việc quản lý và lập hồ sơ địa giới hành chính đối với các cấp chính quyền, nhất là xử lý tình trạng sai lệch giữa bản đồ và thực địa, tuy nhiên vấn đề này vẫn không khả thi. Vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải chú trọng hơn trong vấn đề xử lý sai lệch giữa bản đồ và thực tế, cần phải chú trọng trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng đường ranh giới bị chồng lấn và xảy ra tranh chấp, chú trọng hơn nữa giải quyết các khiếu kiện giữa các địa phương, để tránh làm phát sinh các điểm nóng về tranh chấp địa giới hành chính theo nguyên tắc tôn trọng các yếu tố về lịch sử sinh sống, tôn trọng yếu tố sản xuất và đất đai, tôn trọng ranh giới truyền thống giữa các bên;
– Đối với những địa phương phức tạp, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và chính quyền địa phương trong các vùng giáp ranh để tạo nên sự đồng thuận trong hoạt động thực thi;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần sớm bố trí vốn để thực hiện và triển khai các dự án hoàn thiện và hiện đại hóa sơ đồ, hiện đại hóa bản đồ địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh mà mình quản lý;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải chú trọng hơn trong quá trình chỉ đạo quyết liệt các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý địa giới hành chính, tập trung xử lý và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính trên địa bàn theo thẩm quyền đã được phân cấp, hạn chế tối đa và tránh trường hợp để xảy ra tranh chấp địa giới hành chính lâu dài, gây mất đoàn kết bà nội bộ trong quần chúng nhân dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013.