Về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án Nhân dân theo Luật Phá sản hiện hành. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án mới nhất.
Khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản năm 2014 quy định
– Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
Khoản 2 Điều 8 Luật Phá sản năm 2014 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, có thể thấy rằng: so với Luật phá sản năm 2004 thì Luật Phá sản năm 2014 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND cấp huyện. Theo đó, TAND cấp tỉnh chỉ giải quyết phá sản đối với những vụ việc phá sản có tính chất phức tạp; có tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; có nhiều bất động sản, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các vụ việc còn lại. Trước đây, TAND cấp huyện chỉ có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. Đây là một điểm mới khác biệt cơ bản của Luật Phá sản năm 2014 so với Luật phá sản năm 2004.
Việc quy định mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND cấp Huyện như trên sẽ có ưu điểm, chẳng hạn: giảm bớt sự quá tải, sức ép công việc đối với TAND cấp tỉnh; phù hợp với xu hướng cải cách tư pháp là tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện và thành lập Tòa án khu vực để đúng với tinh thần của
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, quy định như trên có thể phát sinh một số hạn chế trong thực tiễn:
Thứ nhất, việc giải quyết phá sản lâu nay vẫn được đánh giá là vụ việc khó, đòi hỏi Thẩm phán phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về thủ tục tố tụng, có sự hiểu biết về quản trị doanh nghiệp và những vấn đề liên quan khác. Trong khi đó chất lượng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện vẫn còn thấp, chưa đồng đều nên sẽ rất khó cho TAND cấp huyện giải quyết.
Thứ hai, hiện nay nhiều DN, HTX có quy mô lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau, rất phức tạp. Vì vậy, khi giao thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho TAND cấp huyện sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết phá sản.