Trong quá trình sử dụng đất sẽ không tránh khỏi những khó khăn, bất cập như hồ sơ của mảnh đất bị thiếu, thậm chí là bị thất lạc, nhiều trường hợp do không đăng kí biến động vào sổ địa chính dẫn đến tranh chấp giữa chủ sử dụng cũ và chủ sử dụng mới. Vì thế vấn đề đo đạc đất đai, địa chính ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Khi nào cần đo đất, đo đạc địa chính?
Ngày nay, danh từ địa chính không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam cũng như trên thế giới, vì nó là một lĩnh vực gắn bó với đời sống con người, nó liên quan đến quyền sở hữu bất động sản gắn với đất và quyền sử dụng đất, một giá trị kinh tế lớn đối với mỗi con người. Địa chính chiếm một vị trí đặc biệt trong xác định bằng chứng pháp lí về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng bất động sản đối với Nhà nước.
Trong thực tiễn, chủ sử dụng đất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành đo đất khi xét thấy cần thiết. Có rất nhiều lí do để minh chứng cho vấn đề này, cơ bản thì có thể kể đến lí do sau đây:
– Khi chủ sử dụng đất có nhu cầu mong muốn được đo đạc đất đai nhằm mục đích kiểm tra lại hình dạng, kých thước và diện tích đất hiện tại mà mình đang sử dụng;
– Khi người sử dụng đất trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Hoặc khi chủ sử dụng đất muốn để lại quyền sử dụng mảnh đất cho con cái hoặc người thân thừa kế, điển hình nhất là khi xảy ra tranh chấp về đất đai, khi diện tích đất ở trên thực địa và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không trùng khớp với nhau.
2. Đo đạc đất, đo đạc địa chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ theo
2.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan thuộc ủy ban nhân dân quận huyện, tham mưu và giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về địa chính là môi trường. Thực hiện nhiệm vụ và công tác chuyên môn theo quy định của nhà nước và của ngành với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là trình ủy ban nhân dân quận huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy hoạch kế hoạch chính sách chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
Hai là lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã.
Ba là thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân quận huyện.
Bốn là theo dõi biến động đất đai cập nhật chỉnh lý các tài liệu và bản đồ đất đai, quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hướng dẫn kiểm tra thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại xã, phường, thị trấn, thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính xây dựng hệ thống thông tin đất đai của quận huyện theo hướng dẫn của sở tài nguyên và môi trường.
Năm là phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất mức thu tiền sử dụng đất tiền thuê đất của quận huyện thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
Sáu là hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường phường.
2.2. Văn phòng đăng ký đất đai:
Văn phòng đăng ký đất đai được hiểu là một đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng đăng ký đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hoặc được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất khác trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện hữu ở một địa phương nhất định. Xét về tư cách pháp lí, thì văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và có tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp
Một là thực hiện việc đăng ký đất được nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hai là thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ba là thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được nhà nước giao, quản lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bốn là lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính, tiếp nhận, quản lý việc sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Năm là cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
Sáu là thực hiện việc thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chỉnh lý bản đồ địa chính và trích lục bản đồ địa chính.
Bảy là kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất kiểm tra xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký và cấp giấy chứng nhận.
Tám là cung cấp hồ sơ bản đồ thông tin số liệu đất đai nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung thì, nếu xét về bộ máy tổ chức quản lí địa chính, thì sẽ gồm các cơ quan nêu trên và cả hội đồng nhân nhân, ủy ban nhân dân. Chính quyền quận huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chính trên phạm vi hành chính. Tuy nhiên các cơ quan này được coi là cơ quan cấp trên, có trách nhiệm xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương, tiến hành sắp xếp, bố trí, phân công cán bộ địa chính ở xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ.
Khi nhắc đến vấn đề thẩm quyền đo đạc thì hoàn toàn có thể nhớ đến thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện yêu cầu đo đạc của người dân theo như phân tích ở trên.
3. Địa chính xã có thẩm quyền đo đạc địa chính không?
Theo quy định Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BNV), thì công chức địa chính có nhiệm vụ quyền hạn nhất định. Một trong những nhiệm vụ trực tiếp đó là, thu thập thông tin, tiến hành tổng hợp số liệu, lập hồ sơ sổ sách các tài liệu cũng như xây dựng những báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về việc công chức địa chính xã có thẩm quyền đo đạc địa chính để chia tách thửa đất, đồng nghĩa với việc thẩm quyền quyết định chia tách thửa đất không thuộc thẩm quyền của đối tượng này.
Ngoài ra, theo Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sau này được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai thì, thẩm quyền đo đất, đo đạc địa chính để chia tách thửa đất thuộc về Văn phòng đăng ký đất đai. Hay nói cách khác, trách nhiệm đo đạc địa chính là do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo thẩm quyền, sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị tách thửa. Đối với cán bộ địa chính xã thì họ chỉ có nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính trên địa bàn địa phương đó. Vì thế, việc cán bộ địa chính thực hiện việc đo đạc diện tích đất là không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BNV);
– Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.