Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ. Quy định của pháp luật về biển báo giao thông và đối tượng được phép đặt biển báo giao thông? Ý nghĩa của các loại biển báo tốc độ?
“Cùng với người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.”
Hiểu được phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…
Vi phạm chạy quá tốc độ, vi phạm chạy dưới tốc độ tối thiểu cho phép là những lỗi vi phạm phổ biến nhất mà các lái xe thường xuyên gặp phải do yếu kiến thức về đọc – hiểu biển báo giao thông đường bộ. Để không gặp phải những lỗi vi phạm này thì các bạn cần phải hiểu rõ về các biển báo tốc độ.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ
Cơ quan nào có thẩm quyền cắm biển báo giao thông trong đó có biển báo hạn chế tốc độ lưu thông của các phương tiện?
Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 15/10/2019 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hạn chế tốc độ, bao gồm:
– Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với đường bộ cao tốc.
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc).
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.
Trong đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường; đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.
Đồng thời, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp:
Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.
Để cụ thể hơn nữa, các bạn theo dõi tại phần 2 dưới đây.
2. Quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe
Ngoài Điều 12
Đối với quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới, tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế
+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.
+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
.) Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 90km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 80km/h.
.) Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 80km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 70km/h.
.) Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 70km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 60km/h.
.) Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.
Cụ thể, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông, như:
Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Xe chạy với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ là 35 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
Trong trường hợp khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trên.
Bên cạnh đó, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.
3. Ý nghĩa của việc đặt biển báo hạn chế tốc độ
Nhưng tại Thông tư 31/2019/TT-BGTV quy định cụ thể hơn khoảng cách an toàn giữa hai xe tham gia giao thông và trách nhiệm của cơ quan quản lý đặt biến báo tốc độ ở từng loại đường.
Người tham gia giao thông phải chấp hanh quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ:
+ Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
+ Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe.
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Ai là người có thẩm quyền quy định đặt biển báo tốc độ?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi hỏi vấn đề như sau: tôi thấy trên tuyến quốc lộ nhiều biển hiệu đặt khá vô lý, cho tôi hỏi là ai là người có thẩm quyền quy định đặt biển báo tốc độ thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
Việc đặt biển báo phải cần có sự họp bàn của cơ quan có thẩm quyền và đồng thời mọi người tham gia giao thông phải tuân theo. Nếu làm trái sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Luật sư
Theo quy định này thì bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ và việc thực hiện triển khai là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.