Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ trong Bộ luật tố tụng hình sự? Giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ?
Thẩm quyền xét xử của Tòa án là quy định quan trọng được quy định trong cả Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Bộ luật tố tụng dân sự. Chỉ khi áp dụng đúng thẩm quyền thì mọi quyết định, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan mới thực sự phát sinh. Thực tế, thẩm quyền của Tòa án có thể được chia theo loại việc, lãnh thổ, cấp tòa án và thông thường việc xác định thẩm quyền của tòa án theo quy định tố tụng dân sự có sự phức tạp hơn so với tố tụng hình sự. Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc xác định thẩm quyền xét xử tòa án trong tố tụng hình sự là dễ dàng, bởi đơn giản, sự áp dụng của nó đối với cá nhân, tổ chức là không thực tế, khi chủ thể xác định Tòa án xét xử phải là cơ quan tiến hành tố tụng.
Cơ sở pháp lý:
1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ trong Bộ luật tố tụng hình sự?
1.1. Khái quát về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp.
Căn cứ theo cấp và tính chất của tội phạm, thẩm quyền xét xử của Tòa án được quy định như sau:
–
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 123 (Tội giết người), 125 (Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), 126 (Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), 227 (Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên), 277 (Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay), 278 (Tội cản trở giao thông đường không) , 279 (Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn), 280 (Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay) , 282 (Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy), 283 (Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 284 (Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) , 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 288 (Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông), 337 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước) , 368 (Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội), 369 (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội), 370 (Tội ra bản án trái pháp luật), 371 (Tội ra quyết định trái pháp luật), 399 (Tội đầu hàng địch) và 400 (Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh) của Bộ luật hình sự;
+ Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
+ Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
+ Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
+ Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được xác định- là quy định mới so với các Bộ luật tố tụng hình sự trước đây
– Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
– Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Việc xác định thẩm quyền tránh tình trạng tranh chấp, mẫu thuẫn, chồng chéo trong quá trình xét xử vụ án, tránh tình trạng một cá nhân có thể bị xét xử nhiều lần với nhiều bản án.
1.2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.
Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định cụ thể tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
“1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.”
Từ quy định trên, tác giả đưa ra một số nhận định:
– Thứ nhất, thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là thẩm quyền xét xử được thực hiện phân định dựa vào dấu hiệu về địa điểm thực hiện tội phạm hoặc địa điểm thực hiện hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, nơi cư trú cuối cùng của người phạm tội hoặc địa điểm khác do pháp luật quy định.
– Thứ hai, bị cáo phạm tội ở nước ngoài được xác định là công dân Việt Nam và đã được xác định thẩm quyền theo sự phân định thẩm quyền theo quy định của luật quốc tế. Trong trường hợp này, việc xác định thẩm quyền căn cứ vào nơi cư trú cuối cùng của bị cáo, nếu không xác định được thì giao cho tòa án nhân dân cấp cao.
Nếu như quy định về thẩm quyền theo cấp, tính chất của nguy hiểm của vụ án là việc xác định Tòa án cấp huyện, tỉnh hay quân khu tiến hành xét xử thì việc quy định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ lại xác định rõ Tòa án huyện ở địa giới hành chính nào tiến hành xét xử. Do vậy, khi xác định thẩm quyền của tòa án cần xác định theo lãnh thổ trước, tiếp đến mới xác định theo cấp, tính chất nguy hiểm. Việc xác định này phải trả lời được câu hỏi Tòa án nào sẽ xét xử vụ án, ví dụ: Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội.
So sánh với Điều 171
1.3. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam
Theo pháp luật quốc tế, việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các sự việc xảy ra trên tàu bay, tàu biển thường áp dụng nguyên tắc phân định thẩm quyền theo “quốc tịch của tàu bay, tàu biển”, đặc trưng của quốc tịch này khẳng định dù hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải thì cũng được coi như mang một bộ phận lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch.
Trong việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 270 quy định: Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
Như vậy, thẩm quyền trong trường hợp này quyết định vào 2 trường hợp (1) nơi có sân bay hoặc bến cảng về đầu tiên hoặc (2) nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Như vậy, việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này chỉ mới xác định lãnh thổ (địa giới hành chính nào), còn việc xác định theo cấp tỉnh hay huyện còn phụ thuộc vào các yếu tố khác theo quy định của luật định.
2. Giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ?
Giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ được quy định tại Điều 275 như sau:
“1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.”
Quy định về giải quyết tranh chấp là “dự đoán” trước những vướng mắc, khó khăn trong việc xung đột thẩm quyền theo lãnh thổ.