Khái niệm quyết định cá biệt? Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức?
Trên thực tế việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức là một trong những căn cứ để có thể chuyển đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này có nhiều quan điểm khác nhau. Vậy pháp luật quy định cụ thể về Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Khái niệm quyết định cá biệt
Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó, căn cứ theo khoản 2 điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự 2015 và luật tố tụng hành chính thì có thể thấy chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như
Quyết định cá biệt có những đặc điểm riêng so vơi những loại quyết định khác và nó có vai trò như dùng để áp dụng quy phạm pháp luật nên quyết định cá biệt dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thể nhất định hay có thể trực tiếp làm cho phát sinh và thay đổi, chấm dứt về mối quan hệ pháp luật hành chính. Ngoài ra quyết định cá biệt còn đưa ra các chủ trương, biện pháp hoặc các quy tắc xử sự một công việc cụ thể cho đời sống xã hội để thực hiện chức năng về quản lý và góp phần đảm bảo sự chấp hành, tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Nhà nước.
2. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
Đây là một trong những quy định hoàn toàn mới về thẩm quyền của Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Căn cứ Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức như sau:
“- Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
– Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
– Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.
– Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.
Theo đó, quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức phải là những quyết định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc của Tòa án đang giải quyết. Quyết định cá biệt này có thể xuất phát từ phía chính các cơ quan đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó những cũng có thể xuất phát từ chính các cơ quan nhà nước khác.
Tòa án chỉ có thể hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi quyết định cá biệt đó là quyết định trái pháp luật và phải xâm phạm đến quyền và lợi ích của vụ án mà Tòa án đang giải quyết vụ án đó.
Khi xem xét có đưa ra quyết định hủy hay không, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức vào người có quyền, nghĩa vụ liên quan để cơ quan, tổ chức này trình bày ý kiến, quan điểm của mình về việc Tòa án xem xét có hủy hay không quyết định cá biệt đó.
Quy định mới được đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nhằm tránh sự rắc rối, rườm rà khi phải đưa những quyết định hành chính đó sang giải quyết theo thủ tục về tố tụng hành chính. Thay vào đó là giải quyết quyết định hành chính cá biệt trái pháp luật đó theo hướng nhập vào vụ án đang giải quyết để xem xét một cách nhanh chóng hơn.
Dựa trên điều luật chúng tôi nêu ra như trên có thể thấy quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tức là, khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự có phát sinh tình tiết đương sự yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì cần đối chiếu với quy định tại Điều 31, 32, 33 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để xác định thẩm quyền giải quyết hủy quyết định cá biệt trái pháp luật đó. Nếu quyết định cá biệt đương sự yêu cầu hủy không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp mình thì Tòa án đang thụ lý giải quyết kịp thời chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015 trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra theo quy định Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thì Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
Thứ nhất đó là pháp luật quy định về thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó.
Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh theo quy định tại Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy theo quy định của pháp luật.
Dựa trên những điều đã phân tích như trên có thể thấy pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết vụ án dân sự được thiết lập nhằm đảm bảo hiệu quả của tố tụng dân sự trong giải quyết các tranh chấp được toàn diện và triệt để, tạo điều kiện để các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và thuận lợi nhất, hạn chế việc đương sự phải chờ đợi kết quả giải quyết của một vụ án dân sự trước, sau đó mới tiếp tục theo đuổi vụ kiện tiếp theo bằng một vụ án hành chính.
Theo đó có thể thấy trên thực tế về việc áp dụng quy định trên của các Tòa án còn chưa có sự thống nhất, có Toà án cho rằng quyết định cá biệt là trái pháp luật và chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển hồ sơ vụ án lên Toà án cấp trên trực tiếp, còn Toà án cấp trên trực tiếp lại cho rằng chưa đủ căn cứ để xác định quyết định cá biệt là trái pháp luật nên chuyển lại cho Tòa án đã chuyển, dẫn đến vụ việc bị chuyển đi chuyển lại nhiều lần, chẳng những gây mất thời gian, hao tổn chi phí và bức xúc cho đương sự, mà còn là nguyên nhân dẫn đến vụ án bị kéo dài. Như vậy nên việc nghiên cứu và đề ra giải pháp hoàn thiện quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức mà thực tiễn đặt ra hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.