Hiện nay hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm diễn ra ngày càng nhiều. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cấp giấy phép cho quá trình hoạt động triển lãm và hội chợ các xuất bản phẩm?
Mục lục bài viết
1. Cấp giấy phép hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
Nhìn chung thì có thể thấy, triển lãm và hội chợ là hai hoạt động không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Triển lãm được xem là việc tổ chức và trưng bày các tác phẩm, trưng bày các hiện vật và các tài liệu trong một thời gian nhất định, tại một không gian theo nhiều phương thức khác nhau, và bằng các phương tiện kĩ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu hoặc công bố các sản phẩm đó trong xã hội và cộng đồng. Còn hội chợ chính là nơi tụ tập đông người, ở đó diễn ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí cùng với các hoạt động thương mại khác nhau.
Các hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm cũng là một trong nhiều hình thức được mọi người quan tâm. Xuất bản chính là việc tổ chức và khai thác các bản thảo, Biên tập thành bản mẫu để tiến hành hoạt động in ấn và phát hành ra công chúng thông qua các phương tiện điện tử. Còn xuất bản phẩm chính là các tác phẩm và các tài liệu trên nhiều phương diện khác nhau, được sản xuất và xuất bản thông qua các nhà xuất bản hoặc các tổ chức được cấp phép hoạt động xuất bản bằng dầu ngôn ngữ đa dạng và phong phú, bằng các hình ảnh và âm thanh sinh động, được thể hiện dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, bản đồ, tờ rơi, bản ghi âm, hoặc bản ghi hình có nội dung thay cho sách báo, hoặc minh họa cho sách báo … nhìn chung thì pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về hoạt động cấp giấy phép cho quá trình triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm, cụ thể như sau:
1.1. Quy định về điều kiện tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
Để tiến hành hoạt động tổ chức triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm, thì các chủ thể cần phải đáp ứng được một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật xuất bản năm 2018 hiện nay có quy định về một số điều kiện của các tổ chức khi tiến hành hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm, cụ thể như sau: Việc tổ chức các hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm trên lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành bởi các chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, hoặc người nước ngoài phải được cấp giấy phép hoạt động tại các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng trình tự và thủ tục luật định.
Nhìn chung thì mẫu giấy phép tổ chức hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm chính là các bản mẫu độc lập ra để cho phép các tổ chức thực hiện hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm, thực hiện theo mẫu được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông.
Bên cạnh đó thì có thể thấy, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật xuất bản năm 2018 hiện nay có quy định thêm về thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức cho hoạt động triển lãm và hội chợ các xuất bản phẩm, bao gồm các chủ thể có thẩm quyền sau đây:
– Bộ thông tin và truyền thông là chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm và hỗ trợ xuất bản phẩm cho các chủ thể là cơ quan, tổ chức ở cấp trung ương, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép tổ chức hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm cho các chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương nơi mà mình quản lý, cho các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan ở cấp trung ương đặt tại từng địa phương nhất định.
1.2. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
Nhìn chung thì hoạt động xin cấp giấy phép quá trình triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó ghi rõ mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;
– Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ theo mẫu quy định.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo như quy định nêu trên thì sẽ tiến hành nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong trường hợp này sẽ được xác định là Bộ thông tin và truyền thông. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau. Các chủ thể có thể nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa, hoặc nộp qua hệ thống bưu chính, hoặc có thể thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Sau khi nhận được bộ hồ sơ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và đánh giá tính pháp lý cũng như nội dung của hồ sơ. Đối với trường hợp xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ lập giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp theo đúng quy định của pháp luật. Còn đối với trường hợp xét thấy hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ theo quy định của pháp luật thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn và nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh sao cho phù hợp.
Bước 4: Trong thời gian 10 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lý, thì chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy tổ chức triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm cho các chủ thể có nhu cầu, trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 5: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh hoặc thông qua hệ thống bưu chính, hoặc trả kết quả thông qua hình thức trực tuyến. Như vậy thì có thể thấy, nhìn chung thời hạn giải quyết thủ tục hành chính nêu trên sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 44h làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
Nhìn chung thì có thể thấy, sau khi được cấp giấy phép tổ chức hoạt động hội chợ và triển lãm các xuất bản phẩm theo như phân tích ở trên, thì người tổ chức hội chợ và triển lãm có thể thực hiện một số hoạt động xoay quanh lĩnh vực này, tuy nhiên cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì trách nhiệm và người tổ chức cần phải tuân thủ và thực hiện trong quá trình tổ chức triển lãm và hỗ trợ xuất bản phẩm được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 44 của Luật xuất bản năm 2018, bao gồm những trách nhiệm cụ thể như sau:
– Trách nhiệm trong việc thực hiện đúng và đầy đủ nội dung ghi trong giấy phép được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền;
– Tiến hành hoạt động kiểm tra và thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi thực hiện quá trình trưng bày và giới thiệu, phát hành các sản phẩm đó tại triển lãm và hội chợ;
– Không được phép đưa sản phẩm có nội dung bị cấm và trái với quy định của pháp luật vào triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm, không được phép triển lãm các xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành theo quy định của pháp luật, các xuất bản đã bị thu hồi hoặc bị tịch thu, Các xuất bản bị cấm lưu hành trên thực tế hoặc bị tiêu hủy hoặc các xuất bản phẩm không có hóa đơn chứng từ rõ ràng thể hiện nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm đó;
– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của các xuất bản phẩm khi đưa vào quá trình triển lãm và hội chợ, chịu trách nhiệm về quá trình tổ chức và hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
3. Từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật xuất bản năm 2018 hiện nay có quy định về việc cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu các chủ thể là tổ chức và cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chọn đối với một số xuất bản phẩm sau đây:
– Các xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, các xuất bản phẩm mang nội dung trái quy định của pháp luật hoặc thể hiện các hành vi bị pháp luật cấm;
– Xuất bản phẩm để triển lãm hoặc hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp và không có hóa đơn chứng từ rõ ràng;
– Các xuất bản phẩm bị đình chỉ phát hành hoặc bị thu hồi theo quy định của pháp luật, bị tịch thu hoặc bị cấm lưu hành bởi chủ thể có thẩm quyền, hoặc bị tiêu hủy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xuất bản năm 2018.