Tôi muốn hỏi có phải trong mọi trường hợp, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án nếu bị can chết?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi muốn hỏi có phải trong mọi trường hợp, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án nếu bị can chết? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Quyết định đình chỉ vụ án là một quyết định tố tụng làm chấm dứt mọi hoạt động tố tụng được áp dụng đối với vụ án. Do vậy, việc ra quyết định đình chỉ vụ án phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định.
Điều 180 BLTTHS quy định: “Thẩm phán ra quyết định…đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3,4,5,6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ hoạt động quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa…”
Điểm 7 Điều 107 BLTTHS có nội dung “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”.
Theo đó, một trong những căn cứ để Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án là khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (đã có tư cách là bị can trong vụ án được xem xét) đã chết. Tuy nhiên trong chính nội dung của quy định này cũng nếu rõ nếu cần tái thẩm đối với người khác thì không ra quyết định đình chỉ vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc đưa vụ án ra xét xử sẽ đấn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội, áp dụng một hình phạt thích đáng nhằm cải tạo, giáo dục họ. Vì thế, khi bị can chết thì mục đích đó trở nên không cần thiết và đương nhiên không cần xét xử. Thế nhưng, trong trường hợp cần tái thẩm đối với người khác thì việc tiếp tục xét xử lại trở nên cần thiết. Tái thẩm là việc tòa án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó" (Điều 290 Bộ luật tố tụng hính sự). Thủ tục tái thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi sai lầm xảy ra. Bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là văn bản tố tụng có ý nghĩa chính trị, xã hội cũng như pháp lý quan trọng; ảnh hưởng rất lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thủ tục tái thẩm đối với người khác nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực. Với ý nghĩa như vậy, việc tái thẩm đối với người khác là vô cùng cần thiết. Trong trường hợp này, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không ra quyết định đình chỉ vụ án.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thanh Hương