Thẩm phán có thân thích với bị đơn thì xử lý như thế nào? Trường hợp bát buộc thay đổi thẩm phán.
Thẩm phán có thân thích với bị đơn thì xử lý như thế nào? Trường hợp bát buộc thay đổi thẩm phán.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Phạm Hồng Ngọc, tôi vừa ra tòa án nhân dân huyện Đống Đa yêu cầu anh Bình trả năm trăm triệu đồng tiền vay. Tuy nhiên thẩm phán Dũng được tòa án nhân dân huyện Đống Đa giao giải quyết vụ án lại là người thân thích của Bình. Hỏi thẩm phán Dũng có phải bị thay đổi hay không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thẩm phán là một trong những người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán được quy định cụ thể tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự:
“1. Tiến hành lập hồ sơ vụ án.
2. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
4. Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
5. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
6. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.
7. Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
8. Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”
Tuy nhiên, thẩm phán có thể bị thay đổi trong một số trường hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
3. Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài: 1900.6568
Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Do đó, thẩm phán Dũng là người thân thích với Bình – bị đơn trong vụ án này nên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc sẽ bị thay đổi bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự
– Các trường hợp phải thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dân sự
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: