Một trong những vấn đề được quan tâm nhất của mỗi chính quyền đó chính là loại bỏ tham nhũng để bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh hơn. Vậy để loại bỏ được tham nhũng chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của tham nhũng là gì? Quy định về các loại hành vi tham nhũng?
Mục lục bài viết
1. Tham nhũng là gì?
Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
– Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
Tham nhũng trong Tiếng Anh là ” Corruption”.
2. Quy định về các loại hành vi tham nhũng:
Căn cứ theo quy định tại điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Đối với xử lý vi phạm hành chính những người có hành vi tham nhũng, khoản 2, Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định: “Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Từ quy định này có thể nhận thấy những người có một trong 12 hành vi tham nhũng bất kể là người giữ chức vụ gì, vị trí công tác nào đều phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Tuỳ theo mức độ vi phạm mà người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ tương ứng. Đây là điều khoản duy nhất trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đề cập đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng là điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc xác định mức độ xử phạt hành chính chưa được quy định cụ thể gây ra những lúng túng trong việc áp dụng quy định pháp luật này trên thực tế. Đối với loại vi phạm cá nhân này, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP cũng không có hướng dẫn cụ thể.
Duy nhất chỉ có một quy định về xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng. Theo đó, cá nhân sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Như vậy, trong trường hợp cá nhân có vi phạm quy định về tặng và nhận quà tặng thì bên cạnh việc bồi hoàn giá trị quà tặng còn phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm.
3. Hạn chế trong về xử lý vi phạm về hành vi tham nhũng:
Thứ nhất, rất khó để xác định tính chất và mức độ vị phạm của cá nhân khi thực hiện các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Hiện nay, không có một công cụ xác định hoặc quy định cụ thể phân tách các tính chất và mức độ vi phạm hành chính của cá nhân có hành vi tham nhũng. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất, lúng túng trong việc áp dụng của cơ quan xử lý vi phạm trên thực tiễn.
Thứ hai, những quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng được xem xét như những quy định gốc để đối chiếu, so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiện nay mới chỉ quy định rất chung chung về việc xử phạt vi phạm hành chính như đã phân tích ở trên. Ngoài xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng theo lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thì các hành vi tham nhũng khác của cá nhân sẽ được xử lý như thế nào. Rõ ràng, đây là một thiếu sót lớn của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, đối với trường hợp xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay chỉ quy định về xử lý kỷ luật đối với đối tượng này. Hình thức xử lý này vẫn được xem là quá nhẹ nhàng trong trường hợp này.
Như vậy có thể thấy các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng chưa được Luật Phòng, chống tham nhũng thể hiện rõ ràng và đầy đủ. Quy định còn mang tính hình thức như một hình thức xử lý vi phạm khác bên cạnh xử lý kỷ luật và xử lý hình sự. Sự viện dẫn đến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vẫn còn mờ nhạt và thiếu sự gắn kết, dẫn đến những mơ hồ, lúng túng khi áp dụng quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ như đối với cá nhân lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Hơn thế nữa, các quy định dẫn chiếu trong
Như vậy, có thể nhận thấy, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước gần như chỉ mang tính chất phòng ngừa vi phạm và hình thức bởi các quy định về vấn đề này trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019, Nghị định 63/2019 còn rời rạc. Các hành vi vi phạm được liệt kê nhưng không có hình thức xử lý vi phạm hành chính tương ứng, việc xác định tính chất và mức độ vi phạm đối với 07 nhóm hành vi này thực sự là một trở ngại khi triển khai trên thực tiễn.