Đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình, trong đó bên mời thầu đặc biệt quan tâm về các yêu cầu kỹ thuật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề thẩm định, phê duyệt nhà thầu khi họ đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật?
Mục lục bài viết
1. Thẩm định, phê duyệt nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:
1.1. Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư
1.2. Trình tự thẩm định, phê duyệt nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:
Hiện nay pháp luật đã có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động thẩm định, phê duyệt nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể là căn cứ tại Điều 7 của Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, thì có ghi nhận về vấn đề thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, cụ thể như sau:
Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, thì theo quy định của pháp luật sẽ cần phải dựa trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu, bên mời thầu sẽ trình lên chủ đầu tư tiến hành hoạt động phê duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu trúng tuyển;
Còn đối với các gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, theo quy định của pháp luật hiện nay thì các chủ thể cần phải dựa trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kĩ thuật của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu, sau đó bên mời thầu sẽ trình lên chủ đầu tư để tiến hành hoạt động phê duyệt danh sách các nhà thầu đó đắp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật theo đúng quy định của pháp luật, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật sẽ cần phải được thẩm định trước khi phê duyệt. Bên cạnh đó, trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt tài chính của các chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, bên mời thầu sẽ trình lên chủ đầu tư để tiến hành hoạt động phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo quy định;
Đồng thời thì trên cơ sở kết quả xếp hạng nhà thầu và quá trình thương thảo hợp đồng, bên mời thầu sẽ trình lên chủ đầu tư để tiến hành hoạt động phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, sau đó thì kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ cần phải được thẩm định trước khi tiến hành hoạt động phê duyệt.
Như vậy thì có thể, thủ tục tiến hành hoạt động thẩm định và phê duyệt các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật sẽ trải qua những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản như sau:
– Tờ trình đề nghị tiến hành hoạt động phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật của bên mời thầu, trong tờ trình này phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất và kiến nghị của các tổ chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kĩ thuật của các tổ chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu;
– Các bản sao chụp hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy tờ có liên quan, như hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu, hồ sơ đề xuất kĩ thuật của các nhà thầu, và những tài liệu giấy tờ khác có liên quan.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hoạt động thẩm định thì sẽ nộp trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định, còn đối với hoạt động phê duyệt thì sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan của đơn vị chủ đầu tư. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua con đường bưu chính.
Bước 3: Sau khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật. Tiến hành hoạt động kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất kĩ thuật, Đánh giá hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan, xem xét về những ý kiến khác nhau giữa bên mời thầu với các tổ chức chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, xem xét những ý kiến giữa các cá nhân trong các tổ chuyên gia. Sau đó chủ đầu tư sẽ phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật.
Bước 4: Thời hạn giải quyết cần phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đối với hoạt động thẩm định thì tối đa là 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ (bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu), còn đối với hoạt động phê duyệt thì tối đa là 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Các chủ thể sẽ đóng lệ phí theo quy định. Chi phí thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kĩ thuật được tính bằng 0,05% của giá gói thầu, Tuy nhiên tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng (trong đó đã bao gồm cả chi phí thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính).
2. Những quy định cần phải tuân thủ khi thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu:
Căn cứ tại Điều 5 của Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, có quy định về những vấn đề cần phải tuân thủ khi thực hiện hoạt động đánh giá hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
– Việc đánh giá hồ sơ dự thầu cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu và cần phải tuân thủ theo hồ sơ mời thầu;
– Trong quy chế làm việc hoặc trong cách thức làm việc của các tổ chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu thì cần phải nêu rõ cách xử lý trong trường hợp một thành viên trong các tổ chuyên gia có ý kiến khác biệt so với các thành viên còn lại, thành viên của tổ tiên ta được quyền bảo lưu ý kiến của mình theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp nhà thầu cùng lúc tham dự nhiều gói thầu khác nhau và các nhà thầu được đánh giá xếp hạng thứ tự đối với các gói thầu này đồng thời chúng tàu ở một hoặc nhiều gói thầu khác thì khi đó các chủ đầu tư và bên mời thầu cần phải làm rõ khả năng thực hiện với thầu của các nhà thầu này theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình hai bên tiến hành hoạt động thương thảo và hoàn thiện hợp đồng;
– Trường hợp gọi thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện nay, thì bên mời thầu cần phải tiến hành hoạt động gửi thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá hồ sơ đề Xuất kĩ thuật đến các nhà thầu tham gia dự thầu, trong văn bản thông báo này cần phải nêu rõ tên của các nhà thầu đã đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật và lí do các nhà thầu còn lại không đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật, cùng với đó là ghi nhận rõ về thời gian và địa điểm mở hồ sơ đề Xuất về tài chính. Các nhà thầu không đá bóng yêu cầu về mặt kĩ thuật có thể cử đại diện để tham gia lễ mở hồ sơ đề Xuất về tài chính.
3. Quy định của pháp luật về mở thầu đối với lựa chọn và phê duyệt nhà thầu qua mạng:
Quy định về mở thầu đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng theo Điều 31 của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau được chỉnh sửa tại thông tư 16/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ngưng hiệu lực của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia), có ghi nhận như sau:
– Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.
– Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
+ Bên mời thầu phải tiến hành hoạt động mở E-HSĐXKT (hồ sơ đề xuất kĩ thuật), bên cạnh đó thì bên mời thầu cũng cần phải công khai biên bản mở E-HSĐXKT (hồ sơ đề xuất kĩ thuật) trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu;
+ Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật thì, bên mời thầu đăng tải danh sách này trên hệ thống và đính kèm bản chụp văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên hệ thống. Sau khi đăng tải thành công, thì hệ thống gửi thông báo đến các nhà thầu tham dự gói thầu trong thời gian hợp lý;
+ Sau khi đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật thì, bên mời thầu mở E-HSĐXTC (hồ sơ đề xuất kĩ thuật) của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và công khai biên bản mở E-HSĐXTC (hồ sơ đề xuất kĩ thuật) trên hệ thống.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2022;
– Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
– Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Thông tư 16/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ngưng hiệu lực của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.