Hiện nay, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT quy định rất chi tiết việc thẩm định an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc tiến hành đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản:
– Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.
– Đối với mỗi một chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].
– Đối với các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu dùng ký hiệu X hoặc đánh dấu.
– Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (Đạt), Mi (Lỗi nhẹ), Ma (Lỗi nặng), Se (Lỗi nghiêm trọng).
– Tiến hành diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi nhóm chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó.
Đối với nhóm chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.
2. Quy định về việc đánh giá các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Theo quy định, việc đánh giá các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với từng tiêu chí đề ra khi thẩm định an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản:
(1) Tiêu chí địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản:
– Đánh giá đạt:
+ Xa khu vực chứa, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải và các nguồn gây độc hại từ hoạt động của các ngành kinh tế khác, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
– Đánh giá lỗi nặng: địa điểm gần khu vực chứa, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải và các nguồn gây độc hại từ hoạt động của các ngành kinh tế khác gây mất an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
(2) Tiêu chí nước cấp:
– Đánh giá đạt: Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi các nguồn xả thải của khu dân cư/bệnh viện/khu công nghiệp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
– Đánh giá lỗi nặng: Nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nguồn xả thải của khu dân cư/bệnh viện/khu công nghiệp gây mất an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
(3) Tiêu chí về con giống:
– Đánh giá đạt:
+ Khi con giống được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, ương dưỡng đủ điều kiện theo quy định.
+ Có giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu; chất lượng giống đảm bảo yêu cầu với từng đối tượng nuôi.
+ Không nuôi loài thủy sản chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam.
– Đánh giá lỗi nặng:
+ Khi con giống sản xuất tại cơ sở chưa có Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, ương dưỡng đủ điều kiện theo quy định.
+ Không có giấy kiểm dịch hoặc giống có nguồn gốc không rõ ràng.
– Đánh giá lỗi nghiêm trọng:
+ Nuôi loài thủy sản chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam.
(4) Tiêu chí về thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
– Đánh giá đạt:
+ Được sản xuất tại cơ sở sản xuất có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo quy định.
+ Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy theo quy định.
+ Còn hạn sử dụng.
+ Không chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định.
+ Được vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà cung cấp, nhà sản xuất.
– Đánh giá lỗi nặng:
+ Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hết hạn dùng hoặc chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa công bố hợp quy theo quy định hoặc vận chuyển lưu giữ, bảo quản, sử dụng không đảm bảo theo yêu cầu của nhà sản xuất.
– Đánh giá lỗi nghiêm trọng:
+ Sản xuất tại cơ sở sản xuất chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo quy định hoặc thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định.
(5) Tiêu chí về thuốc thú y thủy sản:
– Đánh giá đạt:
+ Sử dụng thuốc thú y thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
+ Không sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
+ Không sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh.
– Đánh giá lỗi nặng:
+ Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
– Đánh giá lỗi nghiêm trọng:
+ Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh.
+ Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
(6) Tiêu chí về xử lý chất thải:
– Đánh giá đạt: Có nơi chứa, xử lý chất thải và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường.
– Đánh giá lỗi nặng: khi không có nơi chứa, xử lý chất thải hoặc nơi chứa, xử lý chất thải không tách biệt với khu vực nuôi hoặc cả hai trường hợp.
(7) Tiêu chí người sản xuất trực tiếp:
– Đánh giá đạt: Người trực tiếp sản xuất bảo đảm sức khỏe để sản xuất.
– Đánh giá lỗi nhẹ: Công nhân không có giấy khám sức khỏe hoặc được trang bị bảo hộ lao động nhưng không đầy đủ hoặc cả hai trường hợp.
3. Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản:
(TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …., ngày … tháng … năm ….. |
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày thẩm định: ……..
2. Tên cơ sở thẩm định: ……..
– Địa chỉ: ……..
– Điện thoại:……. Fax: …….. Email: …….
– Người đại diện của cơ sở: ……. Chức vụ: …….
– Mã số cơ sở (nếu có):…….
3. Địa điểm thẩm định:
– Địa chỉ: …….
– Điện thoại:…….. Fax: …….Email: ……..
4. Thành phần Đoàn thẩm định: …….. Chức vụ: ……..
5. Đối tượng nuôi: …….; diện tích nuôi: ……; Hình thức nuôi: …….
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Nhóm chỉ tiêu | Ðiều khoản tham chiếu | Nhóm chỉ tiêu đánh giá | Kết quả đánh giá | Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục | |||
Ðạt (Ac) | Nhẹ (Mi) | Nặng (Ma) | Nghiêm trọng (Se) | ||||
1 | Luật ATTP: Điều 19, Khoản 1, Điểm a; Điều 23, Khoản 1, Điểm a; | Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản | [ ] |
| [ ] | [ ] |
|
2 | Luật ATTP: Điều 19, Khoản 1, Điểm b; | Nước cấp | [ ] |
| [ ] |
|
|
3 | Luật ATTP: Điều 23, Khoản 1, Điểm b; | Con giống | [ ] |
| [ ] | [ ] |
|
4 | Luật ATTP: Điều 23, Khoản 1, Điểm b; | Thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản | [ ] |
| [ ] | [ ] |
|
5 | Luật ATTP: Điều 23, Khoản 1, Điểm b; | Thuốc thú y thủy sản | [ ] |
| [ ] | [ ] |
|
6 | Luật ATTP: Điều 19, Khoản 1, Điểm d; Điều 23, Khoản 1, Điểm d; | Xử lý chất thải | [ ] |
| [ ] |
|
|
7 | Luật ATTP: Điều 19, Khoản 1, Điểm e. | Người trực tiếp sản xuất | [ ] | [ ] |
|
|
|
8 | Luật ATTP: Điều 11, Khoản 2; Điều 19, Khoản 1, Điểm đ; Điều 23, Khoản 1, Điểm e. | Ghi chép, truy xuất nguồn gốc | [ ] | [ ] | [ ] |
|
|
Tổng số nhóm chỉ tiêu được đánh giá: /8 nhóm chỉ tiêu |
|
|
|
| Xếp loại: |
(Ngoài các quy định trong Luật An toàn thực phẩm cần tham chiếu các quy định hiện hành để kiểm tra, đánh giá).
III. NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:
………..
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu):
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu…)
………..
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
……….
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN THẨM ĐỊNH:
1. Nhận xét của đoàn thẩm định:
………..
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:
……….
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
………..
……, ngày tháng năm ….. ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có) | ……, ngày tháng năm ….. TRƯỞNG ĐOÀN THẨM ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn