Quy định về đặt tên hoàng hóa? Quy định về ghi nhãn hàng hóa?
Nhãn hàng hóa cung cấp các thông tin rất quan trọng của hàng hóa, để người dùng biết được về thành phần chứa trong hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cơ sở tạo ra loại hàng hóa đó,… Như vậy việc ghi nhãn hàng hóa cũng được pháp luật quy định rất chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác của nhãn hàng hóa so với chất lượng của hàng hóa mà người tiêu dùng sự dụng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc quy định về đặt tên hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa mới nhất.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
1. Quy định về đặt tên hoàng hóa:
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định tên hàng hóa cụ thể:
“Tại Điều 11. Tên hàng hóa
Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó. Tên sản phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự đặt. Tên sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng của thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Phải ghi trên phần chính của nhãn;
b) Đúng với tên trong Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
– Tên sản phẩm nhập khẩu ghi trên nhãn phụ được giữ nguyên nhưng phải ghi thêm tên nhóm mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt và phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.
– Sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau cùng nhóm mặt hàng được chứa đựng trong cùng bao bì thương phẩm thì tên sản phẩm đó được ghi theo tên nhóm mặt hàng kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất hoặc tên thương mại của sản phẩm.
– Tên sản phẩm có thể ghi kèm những từ ngữ hỗ trợ khác trên phần nhãn chính nhằm giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm.
– Trường hợp tên của thành phần cấu tạo của sản phẩm được sử dụng là tên sản phẩm hay một phần của tên sản phẩm thì thành phần đó phải ghi định lượng gần tên sản phẩm ở vị trí dễ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trong phần liệt kê thành phần cấu tạo.”
Như vậy, Theo quy định tại Điều trên thì tên hàng hóa được ghi ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Ngoài ra tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa đặc biệt không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
2. Quy định về ghi nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
Do đó, Khi ghi nhãn hàng hóa cần đảm bảo các nội dung sau như: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Trong một số trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm, hoặc do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn, hàng hóa là trang thiết bị y tế thì thì thực hiện theo quy định Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Điều đặc biệt mà pháp luật quy định về đảm bảo người tiêu dùng khi có vẫn đề gì về sản phẩm mà cần khiếu nại thì vẫn biệt được tên của cơ sở sản xuất thì tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa thì nhà sản xuất tuyệt đối không được viết tắt. Ngoài ra thì hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
Thứ nhất, Cơ sở sản xuất hàng hóa cần phải là các thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép thực hiện việc ghi tên đó.
Thứ hai, Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
Thứ ba, Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Ngoài ra, thì đối với hàng hóa là các loại trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
Thứ tư, Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân là của nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì phải thực hiện việc ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
Thứ năm, Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định như đã nêu ở trên thì hàng hóa của tổ chức cá nhân này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
Thứ sau, Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói hoặc đóng chai thì trên nhãn phải thực hiện việc ghi cụ thể và đầy đủ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói hoặc đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác Theo quy định của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.
Do đó, việc ghi rõ tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa và không được viết tắt nhằm mục địch để người tiêu dụng biết rõ về cơ sở sản xuất nếu như hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng có vấn đề ghì thì đấy là cơ sở để người tiêu dùng khiếu nại, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong trường hợp các loại hàng hóa định lượng bàng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường. Và hàng hóa này phải được định lượng bằng số đếm thì cần phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên. Ngoài ra trong trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa riêng biệt và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa có chứa trong sản phẩm đó. Nếu trong trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó đã được ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng, hoặc tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó. Việc định lượng hàng hóa được pháp luật nước ta quy định rất rõ và cụ thể tại Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
Khi một loại hàng hóa được đưa ra thì trường để tiêu thụ thì câng phải ghi một cách đầy đủ và chính sác ngày sản xuất và hàn sử dụng của sản phẩm đó để người tiêu dùng còn dựa vào đó để mua và tránh tình trạng xảy ra những tai nạn nguy hiểm không đáng có. chính vì diều này thì pháp luật nước ta quy định rất rõ và cụ thể các nghi ngày sản xuất, hạn sử dụng tại điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Việc ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. Trong trường hợp quy định ghi tháng sản xuất trên sản phẩm thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. Ngoài ra thì nếu nhà sản xuất quy định ghi năm sản xuất trên sản phẩm thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. Như vậy việc các nhà sản xuất thực hiện việc ghi “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn phải được ghi một cách đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
Như vậy, Việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng đảm bảo cho người dùng khi sử dụng sản phẩm biết về thời hạn sử dụng của sản phẩm để tránh gây ra các hậu quả không mong muốn như: ngộ độc vì hàng hóa quá hạn sử dụng, và việc sử dụng hàng hóa hết hạn có thể tích chữ chất độc trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra các bệnh ung thư,…
Theo như quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Khi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện việc sản xuất, nhập khẩu thì cần tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Ngoài ra thì cách ghi xuất xứ hàng hóa được pháp luật quy định rất rõ ràng và cụ thể như sau: Tổ chức cá nhân khi tự ghi thì cần phải ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
Như vậy thì việc ghi nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ các tông tin quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 của Nghị định trên để đảm bảo được người tiêu dùng biết được tên hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên cơ quan sản xuất ra hàng hóa đó và thành phần có trong hàng hó theo quy định của pháp luật hiện hành.