Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo, đặc điểm nhận dạng có phải làm lại CMND, CCCD? Quy định về đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân. Quy định về cấp đổi thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng minh nhân dân và hiện nay đang thực hiện đồng bộ đổi sang sử dụng căn cước công dân là giấy tờ tùy thân mà mỗi công dân bắt buộc phải có. Đây là những giấy tờ chứa đựng các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của mỗi công dân. Theo đó, trên chứng minh nhân dân, căn cước công dân thể hiện những đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác, ví dụ như sẹo, nốt ruồi,… Ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại của y học, việc thẩm mỹ xóa bỏ những đặc điểm nhân dạng này ngày càng phổ biến hơn. Vậy, nếu trường hợp đặc điểm đó của công dân không còn do bị công dân dùng các hình thức xóa bỏ thì có cần phải thực hiện thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẻ căn cước công dân
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 18 của Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
– Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
– Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Thứ hai, thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng như sau:
– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
2. Quy định về đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 19
Lưu ý:
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
3. Quy định về cấp đổi thẻ Căn cước công dân
3.1. Các trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định
Theo quy định tại Điều 23
– Các trường hợp đổi thẻ theo độ tuổi quy định
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
-Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
– Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy, có thể thấy, trường hợp công dân có thay đổi về nhân dạng bắt buộc phải đổi Căn cước công dân.
3.2. Quy định về thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân khi thay đổi nhân dạng
Theo quy định tại Điều 24 Luật Căn cước công dân năm 2014 và Hướng dẫn tại Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 07/2016/TT-BCA, công dân thực hiện thủ tục cấp đổi Căn cước công dân theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu cấp đổi Căn cước công dân
Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân. Trường hợp công dân kê khai thông tin theo mẫu Tờ khai Căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân và gửi Tờ khai đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi công dân đăng ký thường trú trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến. Đối với địa phương tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ về cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền.
Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định
Thứ nhất, tiếp nhận hồ sơ từ công dân
– Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trên Tờ khai căn cước công dân với thông tin trên các giấy tờ công dân xuất trình. Nếu thông tin kê khai đúng quy định thì tập hợp thành hồ sơ và thực hiện thủ tục. Nếu thông tin kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân.
Trường hợp công dân làm thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân cấp huyện cần điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
– Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trong hồ sơ của công dân đến làm thủ tục với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và giải quyết như sau:
+ Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện thì thực hiện các thủ tục thu nhận thông tin
+ Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung. Khi đã bổ sung đầy đủ thì thực hiện theo quy định về thủ tục thu nhận thông tin
– Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ Điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
– Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để đối chiếu. Sau khi đối chiếu thấy chính xác thì thực hiện theo quy định về thu nhận thông tin
– Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định.
Thứ hai, thực hiện thủ tục thu nhận thông tin theo quy định
– Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trả lại cho công dân đối với những trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
Đối với Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó và hoàn thiện hồ sơ theo quy định
– Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân, thông tin nhân thân của công dân trực tiếp từ Tờ khai căn cước công dân hoặc qua thiết bị thu nhận thông tin (đối với trường hợp công dân đăng ký trực tuyến); tả và nhập thông tin về đặc điểm nhân dạng của công dân”.
– Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.
Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.
– Chụp ảnh chân dung của công dân.
– In
– Thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.
– Giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Bước 3: Trả kết quả
3.3. Thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 25 Luật căn cước công dân năm 2014, thồi hạn cấp đổi Căn cước công dân được xác định như sau:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
3.4. Thẩm quyền cấp, nơi cấp lại thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, khi thực hiện thủ tục cấp đổi Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Việc thực hiện cấp đổi Căn cước công dân được quy định thẩm quyền cho thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.