Thực tế hiện nay, việc tham gia giao thông nhiều đối tượng vì sự ngông cuồng mà thực hiện hành vi tạt đầu ô tô. Vậy trường hợp tạt đầu ô tô gây tai nạn chết người, ai phải chịu trách nhiệm?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hành vi tham gia giao thông thực hiện hành vi tạt đầu ô tô hiện nay:
Tạt đầu ô tô là hành vi vi phạm pháp luật trong giao thông đường bộ. Đây là hành vi người điều khiển xe tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, vượt lên xe ô tô đang đi bình thường rồi lấn sang làn của xe ô tô đang đi.
Đó là hành động cực kỳ nguy hiểm dẫn đến khả năng va chạm lớn giữa mình và xe ô tô đang đi, thậm chí gây ra tai nạn giao thông. Hậu quả thực tế xảy ra có thể kể đến như nếu gặp phải xe công ten nơ hoặc các xe tải nặng thì sau khi va chạm xe tạt đầu bị rúc vào gầm xe trước hoặc bị văng ra xa hoặc bị đâm nát đầu xe.
2. Hành vi tạt đầu ô tô bị xử phạt mức phạt ra sao?
Như phân tích ở trên, hành vi tạt đầu ô tô là hành vi vi phạm và tuy theo mức độ sẽ bị xử phạt tương ứng. Đó là hành vi vượt xe và chuyển hướng xe không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ: mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (căn cứ theo điểm c Khoản 3 Điều 5
– Hành vi vượt xe trong trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt hay vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép: xử phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (căn cứ theo điểm d Khoản 5 Điều 5
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (căn cứ theo điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (căn cứ theo điểm a Khoản 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt: mức xử phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (căn cứ theo điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi vượt xe gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3. Tạt đầu ô tô gây tai nạn chết người, ai phải chịu trách nhiệm?
3.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Vấn đề khi người nào tham gia giao thông có hành vi tạt đầu ô tô gây ra tai nạn và dẫn đến hậu quả là chết người sẽ xảy ra những trường hợp sau:
Một là, người điều khiển xe ô tô mất:
Nếu như người tham gia tạt đầu ô tô vi phạm quy định về vấn đề vượt xe, chuyển hướng xe, lạng lách, đánh võng,… trước đầu ô tô. Và phí bên người điều khiển xe ô tô đang đi đúng làn được, đúng tốc độ thì xác định lỗi hoàn toàn thuộc về phía bên người điều khiển xe tạt đầu ô tô gây ra tai nạn giao thông và dẫn đến người điều khiển xe ô tô chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260
– Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Đối với cá nhân tạt đầu ô tô gây ra hậu quả làm chết người.
– Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
Đối với cá nhân tạt đầu ô tô gây ra hậu quả làm chết 02 người.
– Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Đối với cá nhân tạt đầu ô tô gây ra hậu quả làm chết 03 người.
– Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hai là, người tạt đầu ô tô chết:
Trường hợp này, xem xét lỗi từ phía các bên. Nếu như hậu quả hoàn toàn xuất phát từ việc người tạt đầu ô tô gây ra, phía bên người điều khiển ô tô đi đúng phần đường, đúng tốc độ thì mặc dù người tạt đầu bị chết thì người điều khiển xe ô tô cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Bởi nguyên tắc, chỉ người nào có lỗi gây ra hậu quả mới phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của mình.
3.2. Chịu trách nhiệm dân sự:
Theo quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại
Khi xảy ra tai nạn giao thông, có thiệt hại chết người xảy ra thì cũng tương ứng với hai trường hợp như sau:
Một là, người điều khiển xe ô tô mất và do lỗi của người tạt đầu ô tô:
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phía bên người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự.
Bản chất của dân sự sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, hai bên có thể ngồi lại thương lượng với nhau mức bồi thường như thế nào. Nếu như trường hợp không thể thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì sẽ đưa ra pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, xác định mức bồi thường do tính mạng bị xâm phạm sẽ căn cứ trên cơ sở sau:
– Nếu như phải vào viện thực hiện cứu chữa thì phải chi trả cho những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
– Nếu như người chết có con dưới 18 tuổi đang phải nuôi dưỡng hoặc những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chi trả một khoản tiền cấp dưỡng.
– Các khoản thiệt hại khác nếu có.
Do đó, trường hợp này phía bên người điều khiển xe thực hiện tạt đầu ô tô sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện là người dưới 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản để bồi thường thì người giám hộ (giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ được cử) của những người này có thể sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường có thể bằng tài sản của người được giám hộ hoặc tài sản của người giám hộ.
Hai là, người tạt đầu ô tô chết:
Ở trường hợp này, bản chất khi xác định lỗi, nếu lỗi thuộc về phía bên người tạt đầu ô tô, tự gây ra hành vi và phải chịu hậu quả đối với hành vi đó của mình, phía bên người điều khiển xe ô tô không có lỗi đương nhiên sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường về dân sự. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 601
– Người điều khiển xe là người sử dụng hoặc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Do đó, trong tình huống người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, thậm chí còn đi luôn sang làn ngược lại, tạt đầu chiếc xe ô tô thì người lái xe ô tô có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm, không cần phải bồi thường thiệt hại cho người vi phạm trong hành vi điều khiển phương tiện giao thông bởi lỗi lúc này là do người chính chủ thể vi phạm gây ra hoặc có cơ sở chứng minh đó là tình thế cấp thiết, bất khả kháng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự 2015.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.