Cần phân biệt rõ hành vi tập trung kinh tế trong thay đổi tổ chức doanh nghiệp và tập trung kinh tế như một hành vi hạn chế cạnh tranh.
Pháp
– Chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế là các doanh nghiệp. Tham gia một vụ việc tập trung kinh tế theo quy định của
– Hành vi tập trung kinh tế được thực hiện dưới hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định, tập trung kinh tế diễn ra dưới các hình thức: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp.
– Thông qua việc thực hiện các hình thức tập trung kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả là hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.
– Dựa trên những tiêu chí nhất định theo các quy định của pháp luật cạnh tranh, Nhà nước sẽ kiểm soát các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Một mặt, tập trung kinh tế được hiểu là quyền tự do kinh doanh của các chủ sở hữu doanh nghiệp khi họ quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của mình. Khi đó, các hình thức tập trung kinh tế như vậy được coi là các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp hoặc các hình thức đầu tư được quy định tại các văn bản pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật về công ty và các văn bản pháp luật có liên quan khác (đầu tư, chứng khoán…). Một mặt, tập trung kinh tế sẽ dẫn đến việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh và có thể gây hạn chế cạnh tranh. Vì vậy phải kiểm soát hành vi tập trung kinh tế.
Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức tập trung kinh tế ở một loạt các điều luật tại
– Sáp nhập doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004). Mặc dù khái niệm sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh tương tự khái niệm trong
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Hợp nhất doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004). Hợp nhất doanh nghiệp làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó.
– Mua lại doanh ngiệp (Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004). Có hai trường hợp là mua toàn bộ hoặc mua một phần doanh nghiệp.
– Liên doanh giữa các doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 17 Luật cạnh tranh 2004). Trường hợp góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ không được coi là tập trung kinh tế. Chỉ khi các nhà đầu tư góp vốn để thành lập một doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh nhằm thực hiện các chức năng của một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là tập trung kinh tế.