Khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai để sang tên sổ đỏ. Vậy tặng cho nhà đất nhưng không sang tên bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tặng cho nhà đất nhưng không sang tên bị xử phạt thế nào?
Tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định trường hợp đăng ký biến động được thực hiện đối với đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đất đã đăng ký mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế đất, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,…thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; nếu trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động pháp luật quy định được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Theo đó, khi tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở (nhà đất) thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Căn cứ Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, ngày đất có biến động chính là ngày xảy ra sự kiện biến động đất đai, ví dụ như là ngày tặng cho, ngày chuyển nhượng, ngày thế chấp,… Theo điểm a khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013 thì khi thực hiện tặng cho nhà đất phải công chứng, chứng thực vào hợp đồng tặng cho nhà đất, thêm nữa tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định rõ văn bản công chứng có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày được chính công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó, ngày biến động khi tặng cho nhà đất chính là ngày công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho nhà đất.
Như vậy, khi nhận tặng cho nhà đất thì phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trong thời hạn không được quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng tặng cho nhà đất đã hoàn thành việc được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt khi không đăng ký đất đai, căn cứ theo Điều này thì khi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên bị xử phạt như sau:
– Đối với tặng cho nhà đất nhưng không sang tên tại nông thôn:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi được tặng cho nhà đất mà không thực hiện đăng ký biến động.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi được tặng cho nhà đất mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Đối với tặng cho nhà đất nhưng không sang tên tại đô thị:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi được tặng cho nhà đất mà không thực hiện đăng ký biến động.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi được tặng cho nhà đất mà không thực hiện đăng ký biến động.
Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên thì người sử dụng đất phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người đang sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định sau khi đã công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho nhà đất.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên:
Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên
Những người sau đây có quyền lập biên bản vi phạm hành chính sau khi phát hiện ra hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra Sở;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đất đai do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra;
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai;
– Thanh tra chuyên ngành xây dựng;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và tất cả các hoạt động dịch vụ về đất đai.
Bước 2: ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên
Sau thời hạn pháp luật quy định kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên, những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra Sở;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đất đai do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra;
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai.
Bước 3: thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên
Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên, người bị ra quyết định xử phạt hành vi hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên thực hiện các hình thức xử phạt trong thời hạn đã được quyết định ở trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên:
– Căn cứ Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên là 02 năm.
– Thời điểm làm căn cứ để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tặng cho nhà đất nhưng không sang tên được quy định như sau:
+ Thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm: áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính về đất đai đã kết thúc theo quy định quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP.
+ Thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm: áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính mà đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP.
+ Thời hiệu được tính từ thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: được áp dụng đối với xử phạt vi phạm hành chính đối với những tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến.
+ Trường hợp đặc biệt: Thời hiệu được xác định kể từ thời điểm mà chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt nếu như các tổ chức, cá nhân mà có hành vi vi phạm hành chính về đất đai cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP.