Bài viết dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi Tâm lý học nhân văn: Ưu nhược điểm, ví dụ và ứng dụng? Cùng tham khảo bài viết của chúng mình để có câu trả lời chính xác nhé.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Tâm lí học nhân văn là gì?
Tâm lý học nhân văn là một trong những ngành liên quan đến tâm lý học, tập trung vào con người, một thực thể tượng trưng có khả năng tư duy về sự tồn tại của mình, mang giá trị nhân văn trong việc đối xử với bản ngã bên trong của một chủ thể cụ thể, giúp họ vượt qua khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống.
– Lịch sử hình thành tâm lí học nhân văn:
Vào đầu những năm 1960, một nhóm nhà triết học do Abraham Maslow dẫn đầu đã phát động một phong trào được gọi là tâm lý học nhân văn (tâm lí học lực lượng thứ ba).
Những nhà triết học này lập luận rằng trường phái hành vi và phân tâm học đã bỏ qua một số thuộc tính quan trọng của con người. Điều còn thiếu sót chính là những thông tin có thể giúp những người bình thường trở nên khỏe mạnh hơn, tức là giúp họ đạt được tiềm năng đầy đủ của mình.
Điều cần thiết là một mô hình về con người nhấn mạnh vào tính độc đáo và các khía cạnh tích cực của họ thay vì các khía cạnh tiêu cực, và loại mô hình này chính là những gì tâm lý học lực lượng thứ ba cung cấp.
Mặc dù tâm lý học lực lượng thứ ba phổ biến vào những năm 1970 và 1980, nhưng nó bắt đầu mờ nhạt vào những năm 1980. Tuy nhiên, giống như thuyết hành vi và phân tâm học, tâm lý học lực lượng thứ ba vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến tâm lý học hiện đại.
2. Ưu nhược điểm của tâm lí học nhân văn:
2.1. Ưu điểm của tâm lí học nhân văn:
Tâm lý học nhân văn là phương pháp tâm lý hướng đến việc tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về tâm lí của con người và các tác động của nó đến sự phát triển của cá nhân trong môi trường làm việc và trong cuộc sống. Sau đây là một số ưu điểm của tâm lý học nhân văn:
– Hiểu rõ hơn về bản chất con người: Với tâm lý học nhân văn, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con người, từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
– Tạo môi trường làm việc tích cực: Hiểu rõ về tâm lý học nhân văn, nhà quản lý dễ dàng xây dựng được môi trường làm việc tích cực, tạo động lực giúp nhân viên nỗ lực trong công việc và phát hiện ra nguyên nhân gây ra sự bất mãn hoặc mâu thuẫn tại nơi làm việc.
– Phát triển sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau: Tâm lý học nhân văn có thể giúp nhân viên trong môi trường làm việc hiểu nhau hơn, đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra sự gắn kết và thành công trong công việc.
– Giúp tăng cường đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn: Tâm lý học nhân văn giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên và năng lực của họ, từ đó tìm ra cách phát triển và nâng cao kĩ năng chuyên môn phù hợp với từng cá nhân trong tổ chức.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Với tâm lý học nhân văn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lý con người, con người có thể tìm ra cách để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra môi trường sống và làm việc tích cực, dễ dàng thích nghi với những thay đổi và khó khăn trong cuộc sống.
Do đó, tâm lý học nhân văn đóng góp rất lớn vào sự phát triển của công việc và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, để áp dụng tâm lý học nhân văn một cách hiệu quả, cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp và tối ưu hóa hiệu quả công việc.
2.2. Nhược điểm của tâm lí học nhân văn:
Một số nhược điểm của tâm lí học nhân văn là:
– Tâm lý học nhân văn đồng hóa tâm lý học hành vi với công trình của Watson và Skinner.
– Tâm lí học nhân văn không thể tính đến bản chất tích lũy của khoa học bằng cách nhấn mạnh rằng: Tâm lý khoa học không quan tâm đến các đặc tính siêu hình của con người.
– Mô tả về con người theo chủ nghĩa nhân văn tương tự như các mô tả được ưa chuộng trong quá khứ thuộc các lĩnh vực văn học, thơ ca hoặc tôn giáo.
– Phê bình thuyết hành vi, tâm phân học và tâm lý khoa học nói chung.
– Thuật ngữ được sử dụng quá mơ hồ, không có định nghĩa rõ ràng.
3. Ví dụ và ứng dụng của tâm lí học nhân văn:
Một số ứng dụng của tâm lý học nhân văn có thể giúp mọi người theo đuổi sự thỏa mãn và nhận thức của chính họ bao gồm:
- Khám phá điểm mạnh của bản thân
- Phát triển tầm nhìn hướng tới mục tiêu cá nhân
- Xem xét niềm tin và giá trị cá nhân
- Theo đuổi những trải nghiệm mang lại niềm vui và phát triển kỹ năng
- Học cách chấp nhận bản thân và người khác
- Trải nghiệm tập trung vào sự thích thú sẽ tốt hơn là chỉ đạt được mục tiêu
- Tiếp tục học những điều mới
- Đam mê theo đuổi
- Duy trì sự lạc qua
Ví dụ: Học sinh lớp 12 kiên trì học tập để theo đuổi mục tiêu đang hướng tới.là đỗ đại học.
4. Các học giả nổi tiếng của tâm lý học nhân văn:
Một số người coi Alfred Adley là nhà tâm lý học nhân văn đầu tiên. Bởi vì ông định nghĩa một lối sống lành mạnh đó chính là phản ánh một số lượng lớn các mối quan tâm trong xã hội và với ý tưởng của ông về bản ngã sáng tạo.
Ông nhấn mạnh rằng cách mọi người trở thành chính mình phần lớn là vấn đề lựa chọn của cá nhân. Chắc chắn lý thuyết của Adler có nhiều điểm chung với các lý thuyết sau này được gọi là nhân văn. Tuy nhiên, Abraham Maslow (1908-1970) được ghi nhận là người đã đưa tâm lý học nhân văn trở thành một ngành chính thức của tâm lý học.
Maslow sinh ngày 1 tháng 4 năm 1908 tại Brooklyn, New York. Ông là con cả trong số bảy người con mà cha mẹ là người Do Thái di cư từ Nga sang Hoa Kỳ. Ông không gần gũi với cha mẹ mình và là đứa bé Do Thái duy nhất trong khu phố của mình.
Ông sống rất cô đơn và khép kín, thường tìm nơi ẩn náu trong sách vở và các hoạt động trí tuệ. Ông là một học sinh xuất sắc tại Trường trung học dành cho nam sinh ở Brooklyn và tiếp tục học tại Trường Cao đẳng Thành phố ở New York.
Khi còn học tại City College, ông cũng nghe theo nguyện vọng của cha mình là trở thành luật sư, vì vậy ông đã theo học trường luật. Nhưng ông đã chán trường luật, và đến một đêm, ông đã quyết định bỏ hết sách vở trên lớp và bỏ học. Sau một thời gian, ông theo học tại Đại học Wisconsin, nơi ông đậu Cử nhân năm 1930, bằng Thạc sĩ năm 1931 và bằng Tiến sĩ năm 1934.
– Lịch sử phát triển tâm lý học nhân văn:
Abraham Maslow
Là một nghiên cứu sinh tại Wisconsin, Maslow đã xuất sắc trở thành tiến sĩ đầu tiên của nhà tâm lý học thực nghiệm nổi tiếng ở Harry Harlow. Luận án tiến sĩ của Maslow được ông viết về việc thiết lập sự thống trị trong một quần thể khỉ.
Ông cho rằng sự thống trị là do “tín nhiệm bên trong” chứ không phải do sức mạnh của lý trí, và điều này đã ảnh hưởng đến lý thuyết sau này của ông. Maslow cũng thấy rằng hành vi tính dục trong quần thể khỉ có sự liên quan mật thiết đến sự thống trị và sự phục tùng, và ông tự hỏi liệu hành vi tính dục của con người có tương tự không.
Năm 1951, ông đã nhận chức trưởng khoa tâm lý học tại Đại học Brandeis ở Waltham, Massachusetts. Chính tại nơi đây, Maslow đã trở thành một nhân vật hàng đầu trong phong trào tâm lý học nhân văn. Phần lớn là nhờ những nỗ lực của Maslow, Tạp chí Tâm lý học Nhân văn đã được thành lập vào năm 1961; Hiệp hội các nhà tâm lý học Nhân văn Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1962; và một chuyên ngành của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, được gọi là tâm lý học nhân văn, đã được thành lập vào năm 1971.