Công an đã lập biên bản giữ xe tôi lại đợi người bị ngã được đưa tới bệnh viện về xử lý. Trong trường hợp này tôi có được lấy xe hay phải đóng phí phạt gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 6/7 2014, tôi đang tham gia giao thông trên đường thì có vụ tai nạn. Phía trước có hai xe va chạm với nhau ngã xuống đường. Tôi chạy từ phía sau thấy vậy đã thắng gấp nên đã ngã theo hai xe phía trước. Một người đã chạy mất còn người kia ngã xuống đường. Công an đã lập biên bản giữ xe tôi lại đợi người bị ngã được đưa tới bệnh viện về xử lý. Trong trường hợp này tôi có được lấy xe hay phải đóng phí phạt gì không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề tạm giữ xe: Việc tạm giữ xe của bạn không phải là một biện pháp xử phạt hành chính mà do xe của bạn có liên quan đến vụ tai nạn giao thông nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Quy trình Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ thì xe phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết tai nạn giao thông. Cũng theo điểm c khoản 1 Điều này thì sau khi hoàn thành công tác khám nghiệm, điều tra, nếu xác định bạn không có lỗi trong vụ tai nạn giao thông thì bạn sẽ được trả lại xe.
Luật sư
Thứ hai, về việc xử phạt hành chính: Nếu bạn bị xác định là có lỗi và có hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp của bạn, nếu sau khi bạn thắng gấp mà có va chạm với xe ở trước thì tức là bạn có hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP củaChính phủ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt là: “Không giữ khoảng cách an toàn đẻ xảy ra va chạm với xe chạy liền trước […]” thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000.
Mục lục bài viết
1. Xe bị tạm giữ do tai nạn thì giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Xe tôi bị xe ben gây tai nạn. Hiện giờ đang bị tạm giữ ở Công An Quận. Cho tôi hỏi thủ tục nhận xe ra để sửa chữa vì xe có bảo hiểm 2 chiều và xe tôi không vi phạm. Chủ xe gây tại nạn không có thiện chí thương lượng và không trình diện cơ quan công an khi được yêu cầu. Theo luật thì tôi thấy xe không vi phạm sẽ được giải quyết trả ngay sau khi lập biên bản và ghi nhận các thiệt hại. Vậy phải lien hệ với ai để giải quyết vì Công An quận thì bảo phải giữ xe để làm bằng chứng nếu không thương lượng được và phải ra tòa. Bảo hiểm của tôi thì báo chỉ cần lấy xe ra được thì sẽ được giải quyết bồi thường. Rất mong được sự tư vấn của luật sư . Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05/01/2007 của Bộ Công an ban hành quy trình điều tra giải quyết tại nạn giao thông đường bộ thì khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền.
Như vậy, thời gian giữ xe phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, khám nghiệm của cơ quan công an. Do anh không nói rõ cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự hay không nên việc trả lại xe cho em trai anh được thực hiện theo các trường hợp sau:
– Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ sẽ được xử lý theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) như sau: “Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện”.
– Trường hợp tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm: Khi đó, chiếc xe là vật chứng của vụ án hình sự nên việc xử lý sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.”
2. Xe máy gây tai nạn bị tạm giữ bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Buổi tối em cùng một anh ở cơ quan đi cafe về thì xe em chạy sau một xe, lúc đang chạy thì xe có một xe khác đi ngược chiều đụng nhau với xe đi phía trước em, lúc đụng nhau thì bánh xe phía sau ngã xuống trúng đầu xe em, làm xe em ngã… Người lái xe em chưa có bằng lái, nhưng xe đó là xe của em, lúc đó có dân quân trực tại địa điểm đó làm chứng. Lúc lấy lời khai xong, em có hỏi CSGT em có lỗi gì không, CSGT nói là e không có lỗi, nhưng vẫn lấy xe em về để điều tra, lúc em gọi hỏi chừng nào mới lấy xe ra được thì anh CSGT nói là phải chờ người bị nạn tỉnh rồi điều tra đã và nói em tiếp tục đợi. Hơn1 tuần rồi vẫn chưa thấy gọi trả xe, cho em hỏi có cách nào để lấy lại được xe không. Theo em biết là xe của em sẽ bị đóng phạt vì người điều khiển xe không có bằng lái, và phạt luôn em là giao xe cho người chưa có bằng lái, vậy cho em hỏi mức hình phạt là bao nhiêu, có nặng không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Thứ nhất, do xe của bạn là phương tiện có liên quan đến hiện trường vụ tai nạn giao thông nên việc cơ quan công an tạm giữ xe để khám nghiệm, điều tra là phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05/01/2007 của Bộ Công an ban hành quy trình điều tra giải quyết tại nạn giao thông đường bộ thì khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền.
Như vậy, thời gian giữ xe phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, khám nghiệm của cơ quan công an. Do bạn không nói rõ cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự hay không nên việc trả lại xe cho bạn được thực hiện theo các trường hợp sau:
Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ sẽ được xử lý theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) như sau: “Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện”.
Trường hợp tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm: Khi đó, chiếc xe là vật chứng của vụ án hình sự.
– Thứ hai, Căn cứ Khoản 5, Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe thì người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
3. Trường hợp nào được tạm giữ phương tiện giao thông?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia! Hiện tại em đang có vấn đề cần giải đáp mong Luật Dương Gia giúp em, em xin tóm tắt nội dung sự việc như sau: đêm ngày 25/1/2016 em có điều khiến 1 chiếc xe taxi đi trên quốc lộ 1A về phía Lạng Sơn, tới đoạn ga phố tráng thì thấy 2 chiếc xe máy đã xảy ra tai nạn, lúc đó là đoạn đông dân cư nên em đi tốc độ khoảng 40km/h thấy tai nạn không có thiệt hại về người nên em tiếp tục di chuyển, khi đi được khoảng 1km từ địa điểm xẩy ra tai nạn giữa 2 xe máy, bất ngờ có 1 chiếc xe oto vượt lên ra hiệu em đỗ xe, sau đó nói em gây tai nạn và bỏ chạy. Lúc đó em đã đồng ý quay lại và gọi điện cho GĐ yêu cầu báo CA vì lúc đó rất đông người dân. Sau khi theo CA huyện Lạng Giang về đồn lấy lời khai, em không thấy chiếc xe ô tô và người đuổi theo em đâu nữa. Cho tới hôm nay 28/1/2016 cơ quan CAGT Lạng Giang đã tổ chức khám xe, có người nhà nạn nhân 2 chiếc xe máy chứng kiến, kết luận xe em không có dấu hiệu va chạm liên quan tới vụ tai nạn trên. Nhưng sau đó CA huyện Lạng Giang không trả xe oto cho em mang về hoạt động. Họ nói đợi người bị tai nạn tỉnh lại sau đó xác nhận không va vào xe em thì mới trả xe. Khi giữ xe ô tô, CA không có biên bản giữ xe, người làm chứng em cũng không thấy có. Vậy mong Luật Dương Gia tư vấn giúp em trường hợp này nên xử lý ra sao. Xe em là xe Công ty, 1 ngày không hoạt động sẽ phải bồi thường 400.000 đồng. Em không vi phạm luật giao thông, không xảy ra va chạm gì cả ạ. Mong Luật Dương Gia sớm giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày trước khi đến đoạn đường có tai nạn thì bạn đã thấy hai bên xe máy va chạm, mặt khác vì không xảy ra thiệt hại nên bạn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên, bạn cần xác minh chính xác ai là người trực tiếp yêu cầu bạn quay lại địa điểm xảy ra tai nạn, ai là người chứng kiến va chạm, căn cứ chứng minh về việc xảy ra va chạm trước khi bạn di chuyển xe tới không? Khi đó bạn mới có căn cứ để làm việc trực tiếp với công an.
Hiện tại cảnh sát giao thông đang giữ xe của bạn, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.”
Nếu việc xử lý vi phạm hành chính mà cơ quan công an xác định sai, ra quyết định không đúng gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Trước tiên, bạn phải có căn cứ xác minh việc tạm giữ phương tiện mà không có biên bản là không đúng theo quy định về thủ tục tịch thu phương tiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.”
Nếu trong quá trình làm việc, bên công an làm sai trình tự, bạn có thể yêu cầu và làm rõ nội dung này để làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.
4. Trường hợp nào bị tạm giữ phương tiện do vi phạm giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi bị mất giấy tờ xe nhưng chưa kịp đi làm lại do ở xa nhà, nay công an bắt xe do không có giấy tờ xe. Vậy luật sư có thể cho tôi biết trường hợp này tạm giữ có đúng không? Tôi nên làm thế nào để lấy lại được xe. Hiện nơi tôi bị bắt xe và nơi tôi làm giấy tờ là ở hai tỉnh khác nhau. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hành vi bạn không có giấy tờ xe, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định sau đây:
+ Không có giấy phép lái xe: Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe.
+ Không có giấy đăng ký xe: Căn cứ điểm a) Khoản 3 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định.
Khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm:
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:
…
h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.”
Như vậy, trường hợp của bạn khi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe, bị xử phạt theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP sẽ áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện. Vì vậy, việc cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện giao thông của bạn là toàn hoàn đúng với quy định của pháp luật.
Về việc tạm giữ xe của bạn, theo khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền“.
Như vậy, trường hợp của bạn, bên cơ quan cảnh sát giao thông được phép giữ xe của bạn để xác minh, xử lý vi phạm hành chính không quá 60 ngày (và việc gia hạn thời hạn tạm giữ phải có văn bản).
Để lấy lại xe, trong thời hạn hẹn, thì bạn phải xuất trình được giấy tờ xe sau đó nộp phạt và lấy xe về.
5. Luật sư tư vấn nhận lại xe bị tạm giữ khi gây tai nạn giao thông?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có em gái tên Q, Q 16 tuổi. Q điều khiển xe máy của em đi trên đường quốc lộ 1A thì gặp phải 1 người đi xe máy từ nhà chạy ngang qua (nhà người này ngay ngã 3) do người này không quan sát kĩ và Q cũng chạy quá tốc độ cho phép khoảng 5-10km/h. Do quá bất ngờ, không xử lí được tình huống. Tai nạn đã xảy ra. 2 bên đều bị thương và đưa đi cấp cứu và bây giờ đã được ra viện. 2 bên đã thỏa thuận nhau không kiện tụng truy cứu, hai bên đều không muốn làm lớn chuyện vì cả 2 đều chưa có giấy phép lái xe. Hỏi theo Luật giao thông đường bộ 2008 thì bây giờ em muốn chuộc lại xe của mình thì phải chịu những khoản phạt nào?
Luật sư tư vấn:
Do xe máy của bạn là phương tiện gây tai nạn giao thông nên việc cơ quan công an tạm giữ xe để khám nghiệm, điều tra là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ xe phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, khám nghiệm của cơ quan công an.
Căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Như vậy, thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày.
Điều 16 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu như sau:
“1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;
… “
Như vậy, nếu trường hợp họ giữ xe bạn quá thời hạn 30 ngày mà không có văn bản gia hạn gửi đến bạn thì bạn có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông nhanh chóng hoàn thành việc điều tra và trả xe lại cho bạn. Khi có Quyết định trả lại tang vật thì bạn mới được nhận lại xe. Việc bồi thường thiệt hại do các bên liên quan quyết định.
Trường hợp của bạn, vì em gái bạn là người điều khiển phương tiện còn bạn là chính chủ phương tiện nên muốn nhận lại phương tiện của mình, chủ phương tiện là bạn phải đến cơ quan công an (nơi xảy ra vụ tai nạn). Đồng thời, làm đơn ghi tên tuổi, địa chỉ, hộ khẩu thường trú, có mua và đăng ký xe biển kiểm soát mang tên chính chủ…Trong đơn ghi rõ ngày, tháng cho ai mượn xe,… đề nghị cơ quan công an tạo điều kiện cho nhận lại chiếc xe trên.
Sau khi nhận được đơn của chủ phương tiện, cơ quan công an sẽ xem xét các yếu tố và xác minh lại nội dung trong đơn, đồng thời tra cứu qua cơ quan quản lý phương tiện nếu không có khiếu kiện gì, không mua bán, tranh chấp hoặc phương tiện liên quan đến tang vật vụ án thì sẽ trả xe cho chủ phương tiện và bạn không phải nộp khoản phạt nào vì bạn không phải người điều khiển phương tiện gây tai nạn.
Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, đây là vụ tai nạn giao thông, người gây ra thiệt hại có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015”, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại do đó nếu trong quá trình điều tra cơ quan điều tra xác minh có dấu hiệu hình sự thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự và chiếc xe em gái bạn tham gia giao thông là tang vật của vụ án tai nạn giao thông thì chỉ lấy lại được chiếc xe khi xét thấy không ảnh hưởng đến việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.