Thực tế, trong quá trình tham gia giao thông, nhiều tài xế bị phạt với lỗi không mang theo hợp đồng lao động. Vậy lái xe có bắt buộc phải mang theo hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Tài xế lái xe có bắt buộc phải mang theo hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
– Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, quá trình thỏa thuận đó đàm phán về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động của người lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động;
– Trong trường hợp người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác tuy nhiên vẫn có nội dung thể hiện một công việc có trả công, tiền lương, được đặt dưới sự quản lý và điều hành giám sát của một bên còn lại, thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.
Như vậy có thể nói, hợp đồng lao động là
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, căn cứ theo quy định tại Điều 67 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ cần phải đắp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Một trong những điều kiện đó là cần phải đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên phương tiện phù hợp với phương án kinh doanh, nhân viên phục vụ và lái xe cần phải có hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản, nhân viên phục vụ trên phương tiện cần phải được huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh vận tải, huấn luyện nghiệp vụ an toàn giao thông, không được phép sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 34 của
Như vậy có thể nói, tài xế lái xe cần phải thực hiện trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc tài xế lái xe phải mang theo hợp đồng lao động trong quá trình tham gia giao thông. Hay nói cách khác, tài xế lái xe sẽ không bắt buộc phải mang theo hợp đồng lao động trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
2. Tài xế lái xe không mang theo hợp đồng lao động có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của
Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể là cá nhân, và tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các chủ thể là tổ chức kinh doanh vận tải dịch vụ khi thực hiện một trong những hành vi sau:
– Không cấp lệnh vận chuyển phải không cấp giấy vận tải, hay còn được gọi là giấy vận chuyển cho lái xe theo quy định của pháp luật;
– Không cấp thẻ nhận dạng lái xe cho người lái xe theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng lái xe, sử dụng nhân viên phục vụ trên xe tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không trải qua giai đoạn tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách, hướng dẫn về an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng lái xe, sử dụng nhân viên phục vụ trên xe để tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng không có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, tức là không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
– Công xây dựng quy trình đảm bảo an toàn giao thông đường bộ hoặc xây dựng tuy nhiên quy trình đó không đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, không thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
– Không bố trí người trực tiếp điều hành quá trình hoạt động giao thông vận tải, hoặc có bố trí tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng phương tiện thuộc sở hữu của các thành viên hợp tác xã trong quá trình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tuy nhiên không có hợp đồng dịch vụ phát sinh giữa các thành viên với hợp tác xã theo quy định của pháp luật, hoặc có hành vi sử dụng phương tiện không thuộc quyền sở hữu hợp pháp đầu quá trình tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Không có nơi đỗ xe theo quy định của pháp luật, bến xe không xác nhận hoặc xác nhận không chính xác, xác nhận không đầy đủ đối với các thông tin trong lệnh vận chuyển, xác nhận vào lệnh vận chuyển khi xe không có ở bến;
– Không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;
– Gom khách, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đối với xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải du lịch, ấn định hành trình và lịch Trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách khác nhau hoặc nhiều người thuê vận chuyển khác nhau đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
– Sử dụng phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây an toàn tại các vị trí giường nằm, ghế ngồi;
– Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải du lịch mà phương tiện đó có số chuyện trung lập giữa điểm đầu và điểm cuối vượt quá quy định;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải du lịch không thực hiện đúng quy định về đón trả khách tại chỗ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định do các đơn vị kinh doanh vận tải ấn định;
– Và một số hành vi khác căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của …
Như vậy có thể nói, pháp luật hiện nay chỉ có quy định về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng không có hợp đồng lao động bằng văn bản. Pháp luật không quy định mức xử phạt đối với tài xế lái xe không mang theo hợp đồng lao động. Cần phải phân biệt giữa khái niệm “không có hợp đồng lao động” và “không mang theo hợp đồng lao động”. Hành vi tài xế không mang theo hợp đồng lao động trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ không bị xử phạt, tài xế đó có thể bổ sung vào những thời điểm khác.
3. Tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải có phải mang theo danh sách hành khách trên xe không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), có quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, khi vận chuyển hành khách, ngoài các loại giấy tờ cần phải mang theo theo quy định của luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện quy định sau:
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản được ký với đơn vị kinh doanh vận tải;
– Mang theo danh sách hành khách có đóng dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Sử dụng hợp đồng điện tử thì lái xe phải có thiết bị để truy cập và đọc được nội dung của hợp đồng điện tử, đọc được danh sách hành khách kèm theo do các đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
– Lái xe sẽ không cần phải áp dụng các quy định nêu trên trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ hoạt động đám tang, đám cưới.
Như vậy có thể nói, tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải thì bắt buộc phải mang theo danh sách hành khách trên xe, danh sách này sẽ phải có dấu xác nhận của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải nơi người tài xế đó làm việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.