Nhiều người quan ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây (sầu riêng, nho ...) hoàn toàn có khả năng dẫn tới kết quả phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở, rất dễ gây nhầm lẫn trong việc xử phạt vi phạm giao thông. Vậy tài xế có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Tài xế có nồng độ cồn do ăn trái cây có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể bao gồm:
– Hành vi phá hoại cầu đường, phá hoại hầm, phá hoại bến phà đường bộ, các loại đèn tín hiệu, các cọc tiêu, các biển báo hiệu, dải phân cách, gương trên hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thoát nước và các công trình thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
– Hành vi đào, khoan, xe được không trái quy định của pháp luật, đặt các loại chướng ngại vật trái phép trên đường bộ cản trở quá trình tham gia giao thông của các phương tiện, đặt các vật nhọn, đổ các chất gây trơn lên đường bộ, để các loại vật liệu phế thải ra đường trái quy định của pháp luật, mở đường hoặc đấu nối trái phép vào hệ thống đường chính, lấn chiếm hoặc có hành vi sử dụng trái phép đất trên hệ thống đường bộ và hệ thống hành lang an toàn giao thông đường bộ phải có hành vi tự tiện bỏ tháo nắp cống, tháo dỡ hoặc di chuyển trái phép nắp cũng vật làm sai lệch hệ thống công trình đường bộ;
– Sử dụng lòng lề đường và sử dụng hè phố trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi đưa phương tiện cơ giới, đưa phương tiện xe máy chuyên dùng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và quy định về bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ;
– Thay đổi kết cấu linh kiện, phụ tùng xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kĩ thuật của phương tiện trong quá trình đi kiểm định;
– Có hành vi đua xe, tổ chức đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, lạng lách đánh võng trên đường bộ;
– Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên trong cơ thể có chứa chất ma túy;
– Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có chứa nồng độ cồn;
– Điều khiển phương tiện xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người điều khiển phương tiện xe ô tô, xe máy, người điều khiển phương tiện xe mô tô (hay còn được gọi là tài xế) sẽ không được phép có nồng độ cồn trong máu khi lưu thông trên đường bộ, tức là chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu trong quá trình thanh tra/kiểm tra là sẽ bị xử phạt. Trên thực tế, có nhiều loại quả như nho, dứa, chuối, hồng xiêm, táo, xoài … hoặc thậm chí là những món ăn được chế biến từ rượu như tôm hấp, cá hấp, bò sốt vang … cũng sẽ chứa một số định lượng cồn nhất định. Vì vậy các tài xế rất dễ bị phát hiện ra nồng độ cồn mặc dù họ không sử dụng rượu bia, chỉ ăn trái cây thông thường.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong các loại quả chín thường chứa một lượng đường cao và rất dễ bị lên men, sau đó lượng đường đó sẽ được chuyển hóa thành cồn trong cơ thể người hoặc bản thân thực phẩm đã lên men có chứa cồn. Ăn trái cây không ảnh hưởng tới quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên vẫn dễ dàng khiến cho hơi thở của các tài xế chứa nồng độ cồn. Tuy nhiên, lượng cồn trong hoa quả là rất ít, vì vậy sau khi ăn hoa quả lên men hoặc các thực phẩm có chứa cồn thì chỉ cần uống một cốc nước mật ngồi nghỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thông thường là 30 phút thì lượng cồn đó sẽ không còn lưu lại trong hơi thở.
Nói tóm lại, pháp luật hiện nay có đưa ra quy định cấm đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuy nhiên trong máu/trong hơi thở có chứa nồng độ cồn.
Vì vậy, tài xế có nồng độ cồn do ăn trái cây cũng hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Và khi rơi vào trường hợp đó, các tài xế sẽ có quyền giải thích về lý do có nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu chưa rõ ràng thì người vi phạm giao thông hoàn toàn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục xét nghiệm máu để đưa ra kết quả chính xác nhất.
2. Cần phải làm gì khi bị phạt do có nồng độ cồn do ăn trái cây?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vấn đề xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Theo đó, khi xem xét để đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xác minh các tình tiết như sau:
– Có hay không có hành vi vi phạm hành chính;
– Các cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi của cá nhân vi phạm hành chính, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
– Các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính;
– Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
– Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Các tình tiết khác có vai trò quan trọng đối với quá trình xem xét và đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, trong quá trình xem xét và đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hoàn toàn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục trưng cầu giám định. Hoạt động trưng cầu giám định trong trường hợp này bắt buộc phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về vấn đề giải trình của người có hành vi vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2019 có quy định, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc pháp luật có quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức, thì cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ có quyền giải trình trực tiếp hoặc cũng có thể giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xem xét ý kiến giải trình của các cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính để có thể đưa ra quyết định xử phạt sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp cá nhân và tổ chức không yêu cầu giải trình.
Theo đó thì có thể nói, tài xế trong trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính vì có nồng độ cồn trong hơi thở do ăn trái cây thì hoàn toàn có quyền yêu cầu được giải trình. Người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xem xét ý kiến giải trình của tài xế để có thể đưa ra quyết định xử phạt, trong trường hợp cần thiết thì ra yêu cầu đi xét nghiệm máu để xác định rõ nguyên nhân trong hơi thở của tài xế có nồng độ cồn (do ăn trái cây hay do sử dụng các loại đồ uống có cồn).
3. Quy trình giải trình khi phát hiện nồng độ cồn do ăn trái cây như thế nào?
Theo như phân tích nêu trên, tài xế hoàn toàn có quyền được giải trình khi phát hiện hơi thở có nồng độ cồn do ăn trái cây. Pháp luật cũng quy định cụ thể về quy trình giải trình trong trường hợp này. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính cần phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoàn toàn có thể gia hạn tuy nhiên không vượt quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của các tổ chức và cá nhân vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bắt buộc phải được lập thành văn bản. Các tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính có thể tự mình giải trình bằng văn bản hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp để thực hiện thủ tục giải trình tại cơ quan có thẩm quyền;
– Đối với trường hợp giải trình trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính cần phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian tổ chức/địa điểm tổ chức quá trình giải trình trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành hoạt động tổ chức phiên giải trình trực tiếp, có trách nhiệm nêu ra căn cứ pháp lý, nêu ra tình tiết và chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, đưa ra các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả có thể sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính. Các cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp sẽ có quyền tham gia quá trình giải trình, trong phiên giải trình sẽ có quyền đưa ra ý kiến và chứng cứ để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình;
– Kết thúc quá trình giải trình, cần phải được lập thành biên bản, trong biên bản đó phải có chữ ký của các bên tham gia. Trong trường hợp biên bản có nhiều trang thì các bên cần phải ký vào từng trang. Biên bản cần phải lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, sau đó giao cho các tổ chức/cá nhân vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp một bản.
Tóm lại, nếu người điều khiển phương tiện giao thông được xác định là có nồng độ cồn do hoạt động ăn trái cây thì hoàn toàn có quyền yêu cầu giải trình về hành vi của mình, xác định mình không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Và cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cần phải tiến hành nghiệp vụ xác định nồng độ cồn đó là do bia rượu hay do ăn trái cây lên men.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: