Lý lịch hồ sơ phương tiện vận tải là một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện để cơ quan có thẩm quyền quản lý, người dân được tiếp cận thông tin của phương tiện vận tải. Hoạt động này được thực hiện chính xác khi chủ xe tiến hành khai báo thông tin va cung cấp giấy tờ chính xác. Vậy, Tại sao phải lập lý lịch hồ sơ phương tiện vận tải?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc lập lý lịch hồ sơ phương tiện vận tải:
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư
– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Hiện nay, Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được thực hiện theo mẫu quy định, ghi nhận trọng Phụ lục 1 của Thông tư này, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
– Trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô thì cần lập nên phương án và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký, Mẫu phương án sẽ được làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
– Liên quan đến hoạt động quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải:
+ Cần bảo đảm về số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh, cụ thể là có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);
+ Đồng thời, đơn vị kinh doanh có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Có trách nhiệm trong việc lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện. Việc lập hồ sơ lý lịch phương tiện cần làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
+ Vì nhiều lý do khách quan khác nhau nên tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 sẽ không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi;
+ Khi vận hành kinh doanh vận tải để chơt hành lý thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn. Những vấn đề này sẽ thuộc chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.
2. Tại sao phải lập lý lịch hồ sơ phương tiện vận tải?
Hồ sơ lý lịch phương tiện là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp lý, mục đích của vấn đề này là để nắm bắt cá thông tin cơ bản xoay quanh phương tiện cụ thể như một xe tải, xe con, máy bay, tàu thuỷ hay một lại phương tiện khác.
Trong hồ sơ lý lịch phương tiện sẽ chứa đựng các thông tin về chủ sở hữu, thể hiện được mục đích sử dụng, lịch sử sửa chữa, thực hiện các hoạt động bảo dưỡng, lịch sử tai nạn (nếu có), thậm chí cung cấp cả lịch sử đăng ký và bảo hiểm của phương tiện đó. Hiện nay, hồ sơ này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý và tổ chức liên quan đến phương tiện, các nội dung được phân tích cụ thể như sau:
– Hồ sơ lý lịch phương tiện thể hiện thông tin về chủ sở hữu: có thể nói những thông tin về chủ sở hữu của phương tiện là một trong những thông tin quan trọng trong hồ sơ lý lịch phương tiện. Những thông tin này sẽ ghi nhận tất cả nội dung như tên, địa chỉ và các thông tin khác liên quan đến chủ sở hữu, bao gồm cả thông tin về giấy tờ tuỳ thân của chủ sở hữu. Trong quá trình sử dụng những loại giấy tờ này thì nếu có sự điều chỉnh hay thay đổi thì các cơ quan quản lý phương tiện sẽ cập nhật thông tin sao cho phù hợp với thông tin trên thực tế;
– Ghi nhận về mục đích sử dụng: Hồ sơ lý lịch sẽ ghi nhận rõ các thông tin về loại phương tiện, mục đích sử dụng, tải trọng, kích thước của phương tiện vận tải, số chỗ ngồi và các thông số kỹ thuật khác liên quan đến phương tiện khi được đưa vào sử dụng trên thực tế;
– Ngoài ra, cũng quản lý cả lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng: Để xem xét về chất lượng của phương tiện thì các thông tin này sẽ ghi nhận quá trình xe đã từng bảo dưỡng và sửa chữa của phương tiện, có thể thực hiện việc thay đổi phụ tùng, thay đổi động cơ, và các thông ti khác về việc sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện;
– Nếu xe đã từng xảy ra tai nạn thì cũng ghi nhận nội dung này: Phương tiện vận tải đã từng xảy ra tai nạn trước đây à phương tiện đã trải qua, trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và hậu quả xảy ra;
– Các thông tin pháp lý khác: có thể kể đến là thông tin về vi phạm giao thông, những quyết định của cơ quan quản lý phương tiện về việc phương tiện có hành vi vi phạm an toàn giao thông,…
Như vậy, việc lập hồ sơ lý lịch phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm phương tiện vận tải đã được sử dụng đúng mục đích và an toàn. Hoạt động cập nhật các thông tin liên quan để công chúng có thể tiếp cận thông tin về các phương tiện đang được sử dụng trong cộng đồng sẽ hỗ trợ việc kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả.
3. Không lập hồ sơ lý lịch phương tiện thì bị phạt với mức bao nhiêu tiền:
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm trong các quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 28
– Vi phạm trong vấn đề niên yết thông tin của đơn vị kinh doanh vận tải, cụ thể là không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải đúng vị trí theo quy định. Việc niêm yết sẽ thực hiện ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này;
– Nếu doanh nghiệp có sai phạm trong việc niêm yết thông tin như không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;
– Hoặc có hành vi là không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; những thông tin khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc cũng không được tuân thủ việc niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại theo quy định;
– Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;
– Một điểm lưu ý nữa là việc niêm yết Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng; khẩu hiệu “tính mạng con người là trên hết cũng phải thực hiện, tuy nhiên lại không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách;
– Theo quy định thì phải tiến hành việc đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách nhưng doanh nghiệp có sự sai phạm;
– Tự ý sử dụng xe buýt có màu sơn khác với màu sơn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để kinh doanh vận tải bằng xe buýt;
– Hành vi không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị cùng thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính đã nêu;
– Có vi phạm trong việc không lập hồ sơ lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe theo quy định,…
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: