Mã số mã vạch là được dùng để nhận dạng hàng hàng hóa, dịch vụ. Việc đăng ký mã số mã vạch có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hàng hóa, sản phẩm cũng như tránh được việc sử dụng hàng giả, hàng nhái. Vậy tại sao phải đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm?
Mục lục bài viết
1. Tại sao phải đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm?
Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là cần thiết bởi những lý do sau đây:
– Giúp cho doanh nghiệp quản lý sản phẩm của mình một cách hiệu quả hơn, từ việc theo dõi số lượng sản phẩm, quản lý kho hàng đi nhân tích thông tin về doanh thu và xu hướng tiêu thụ. Mã số mã vạch đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó, việc ghi chép, đếm số nhập kho, hàng tồn kho, số lượng hàng đã bán bằng các phương pháp thủ công sẽ rất khó quản lý, mất nhiều chi phí, nguồn nhân lực cũng như thời gian. Có mã số mã vạch thì giúp việc kiểm kê, quản lý hàng hóa dễ hơn.
– Mã vạch trên sản phẩm giúp người dùng quét được mã vạch và xác định được thông tin về sản phẩm một cách chính xác nhất. Khi tra cứu mã số mã vạch, người tiêu dùng sẽ nắm được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm trên thị trường và đối chiếu với thông tin ghi nhận trên sản phẩm, từ đó xác định sản phẩm là hàng thật hay hàng nhái. Và đối với doanh nghiệp, mã vạch sản phẩm còn giúp ngăn chặn những sản phẩm giả mạo và giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được hàng hóa.
– Giúp định danh và theo dõi các sản phẩm trong chuỗi cung ứng và đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho và bán hàng.
– Giúp kiểm soát chất lượng: Dấu mã vạch cũng được sử dụng để theo dõi nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính an toàn và đúng quy trình sản xuất. Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm nhờ hệ thống mã số mã vạch có thể dễ dàng giao dịch mua bán không mất nhiều thời gian và tránh được gian lận ở trong nước, gian lận thương mại khi giao dịch quốc tế, giúp quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thêm chặt chẽ.
– Dấu mã vạch có ý nghĩa trong việc đánh dấu các sản phẩm và theo dõi được lượng hàng tồn kho trong kho hàng. Như vậy sẽ giúp việc quản lý kho có khoa học, tránh việc mất mát hàng hóa, cải thiện quản lý kho và đảm bảo tính chính xác trong quá trình đếm kho.
– Bên cạnh đó, việc đăng ký mã số mã vạch còn giúp tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cho công ty: Tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí nhân lực, thời gian và giảm rủi ro trong việc tính toán thủ công trong khâu kiểm kê tính toán, việc trao đổi hàng hoá được nhanh chóng từ đó góp phần đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
– Tạo cơ hội đưa sản phẩm vào phân phối tại các trung tâm thương mại, siêu thị: Siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng đều quản lý toàn bộ sản phẩm qua hệ thống mã số mã vạch. Do đó, doanh nghiệp muốn được phân phối hàng hoá vào các hệ thống này thì bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch và in lên sản phẩm của mình.
2. Doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch như thế nào?
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
(1) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định (mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập (bản sao).
(2) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định (theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ (bản sao).
– Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất) – bản chính.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm nhập khẩu:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên sẽ nộp tại cơ quan thường trực về mã số, mã vạch.
Lưu ý: nếu như nộp hồ sơ trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Còn trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì phải có bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
(1) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận:
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra:
– Nếu hồ sơ không đầy đủ thì cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cá nhân, tổ chức sẽ đóng các khoản phí theo quy định.
Cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
(2) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:
Cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.
Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đọc mã số mã vạch sản phẩm như thế nào?
Mã vạch được hiểu là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác. Dưới đây là hướng dẫn việc đọc mã số mã vạch:
Hiện nay, có 02 loại mã vạch chuẩn thông dụng: Chuẩn EAN (sử dụng cho các thị trường Châu Âu, Châu Á và nhiều đất nước khác) và chuẩn UPC-A (sử dụng cho các mặt hàng từ Chây Mỹ).
Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng mã vạch EAN (European Article Number) của Tổ chức mã số sản phẩm quốc tế. Mã vạch sẽ có 13 chữ số cụ thể ý nghĩa như sau:
– Mã quốc gia: 03 chữ số đầu được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc tế. Nếu mã quốc gia là 893 thì hàng đó được sản xuất tại Việt Nam.
– Mã doanh nghiệp: gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất.
– Mã mặt hàng: gồm năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Mỗi mặt hàng sẽ có một mã số duy nhất không được sử dụng trùng lặp.
– Số kiểm tra: đó chính là số kiểm tra được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Bạn đọc có thể đọc mã số, mã vạch bằng cách dùng máy quét mã vạch, các ứng dụng quét mã vạch online hoặc kiểm tra mã vạch bằng tay. Khi đọc mã số mã vạch cần lưu ý là đọc từ trái qua phải. Hiện nay, trên thực tế tại các cửa hàng hay siêu thị lớn đều sử dụng máy quét mã vạch để có thể quét MSMV một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tải các ứng dụng quét mã vạch về điện thoại để sử dụng dễ dàng hơn. Một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất như: ICheck Scanner, Barcode Việt, QR Code Reader…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 và nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của chính phủ về sử dụng mã số, mã vạch.
THAM KHẢO THÊM: