Tài sản thừa kế là gì? Tài sản thừa kế là nhà đang thế chấp thì chia như thế nào? Tài sản đang thế chấp có được lập di chúc không? Để trả lời những câu hỏi này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Tài sản thế chấp là gì?
Tại ĐIều 317
Tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ. Nếu giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp thì các bên cần có thỏa thuận
Vậy tài sản thế chấp ở đây bao gồm những gì?
Bộ luật dân sự hiện hành không có khái niệm cụ thể về tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ta có thể chia tài sản thế chấp thành những loại sau:
- Tài sản thế chấp là động sản và bất động sản:
– Theo Điều 107
– Nếu thế chấp toàn bộ là bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác
– Nếu chỉ thế chấp một phần của bất động sản, động sản có vật phụ thì chỉ có vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác
– Nếu tài sản thế chấp quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với nó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
- Tài sản thế chấp hữu hình và tài sản thế chấp vô hình
– Tài sản hữu hình là tài sản mà con người có thể cầm, nắm hay sờ chúng và nó chiếm một phần của không gian
– Tài sản vô hình được hiểu là các quyền tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác.
- Tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Những tài sản được hình thành trong tương lai này có thể được tiến hành đăng ký tạm thời quyền sở hữu tài sản để có thể gia dịch thế chấp
2. Tài sản đang thế chấp có được lập di chúc không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiện nay, có nhiều người lựa chọn việc để lại tài sản cho con cái thông qua di chúc thay vì làm hợp đồng tặng cho hay để chia thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, tài sản muốn lập di chúc lại đang thế chấp tại ngân hàng. Liệu trong trường hợp này tài sản đang thế chấp có thể được lập di chúc không?
– Để một bản di chúc hợp pháp thì cần phải đáp ứng những điều kiện được nêu tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
+ Người lập bản di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, họ không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép
+ Nội dung của di chúc không được vi phạm những điều cấm của luật, không được trái đọa đức xã hội và hình thức của di chúc cũng không được trái quy định của pháp luật
– Và việc bên thế chấp lập di chúc định đoạt tài sản được thế chấp không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp
Như vậy, ta có thể thấy thì hiện nay, pháp luật không hề cấm việc tài sản đang thế chấp thì không được lập di chúc. Nếu di chúc được lập đáp ứng được những điều kiện để một bản di chúc hợp pháp thì bản di chúc đó vẫn được coi là hợp pháp và vẫn có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tùy vào hình thức lập di chúc mà người để lại tài sản sẽ phải đáp ứng thêm các điều kiện kèm theo khác:
+ Nếu như người lập di chúc muốn công chứng hoặc chứng thực bản di chúc của mình mà giấy tờ đất đang được thế chấp tại ngân hàng thì cần phải liên hệ với phía ngân hàng, yêu cầu phía ngân hàng đang thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất đồng ý cho xuất bản chính sổ đỏ hoặc xác nhận bản chính sổ đỏ đang được thế chấp tại ngân hàng, đồng thời cung cấp bản photo kèm theo xác nhận của ngân hàng để nhận thế chấp. Lý do là khi công chứng hoặc chứng thực di chúc thì cần phải xuất trình bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đối chiếu (theo quy định tại Khoản 8 Điều 40
+ Ngoài ra, người lập di chúc có thể lựa chọn việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015) hoặc di chúc bằng văn bản có người làm chứng (quy định tịa Điều 633 Bộ luật dân sự 2015) mà không nhất định là di chúc cần phải có công chứng hoặc chứng thực
3. Tài sản thừa kế là nhà đang thế chấp thì thủ tục chia như thế nào?
Bước 1: Xóa đăng ký thế chấp
– Tài sản thừa kế là đất đang thế chấp tại ngân hàng thì ta căn cứ theo Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: những người hưởng thừa kế có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ khi có thỏa thuận khác.
– Do đó, nếu muốn hưởng di sản thừa kế do người chết để lại thì việc đầu tiên cần làm là phải xóa đăng ký thế chấp, thanh toán đầy đủ các khoản vay đối với ngân hàng, mỗi người sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình tùy theo di sản mà họ được nhận. Sau đó lấy Sổ đỏ ra khỏi ngân hàng, thực hiện thủ tục xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…
Bước 2: Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế
– Chuẩn bị những giấy tờ sau:
+Phiếu yêu cầu công chứng
+ Bản sao di chúc (nếu thừa kế theo di chúc)
+ Giấy tờ chứng minh quna hệ nhân thân (nếu chia thừa kế theo pháp luật)
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
+ Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản hoặc
+ Các giấy tờ nhân thân: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu,…. cỉa người khai nhận di sản thừa kế
+ Các giấy tờ về tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe,….
+
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên thì người nhận di sản thừa kế đến văn phòng công chứng hoặc tư pháp tại xã phường nơi có đất để tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Bước 3: Niêm yết công khai
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận thì sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó
– Thời gian niêm yết công khai là 15 ngày
– Khi niêm yết công khai, cần phải nêu rõ những nội dung sau:
+ Họ, tên người để lại di sản;
+ Họ, tên của những người khai nhận di sản;
+ Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
+ Danh mục di sản thừa kế.
– Nếu di sản thừa kế có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất
– Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả
Sau khi được niêm yết công khai mà không có khiếu nại, tố cáo thì công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp sẽ tiến hành thu lệ phí và lệ phí công chứng sau đó đưa bản chính khai nhận cho người thừa kế
Lưu ý: Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, thì tại khoản 3 Điều 643
Các văn bản pháp lý được sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015