Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng và ra đời từ rất sớm. Bồi thường thiệt hại xảy ra trong tai nạn giao thông chính là bồi thường ngoài hợp đồng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, và trách nhiệm bồi thường trong tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Tại Khoản 1 Điều 601
“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Từ quy định trên có thể hiểu nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản mà hoạt động của những tài sản này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho con người và môi trường xung quanh với mức độ cao hơn bình thường, mà con người khó có thể phòng tránh và phản ứng kịp thời trước hoạt động gây thiệt hại của nó.
Nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường trước được và có thể ngăn chặn. Nguồn nguy hiểm cao độ có khả năng gây thiệt với tần xuất cao hơn với các loại tài sản khác. Nguồn nguy hiểm cao độ có thể tự thân gây thiệt hại cho chủ thể khác, đồng thời có thể gây thiệt hại cho nhiều chủ thể khác nhau trong thời gian nhất định,…
Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì phải có sự hiện diện của loại nguồn nguy hiểm gây thiệt hại, nguồn nguy hiểm cao độ phải trong trạng thái hoạt động, hoạt động đó có thể là hoạt động bên ngoài cũng có thể là hoạt động bên trong, có thể là hoạt động cơ học, hoạt động vật lý, hoạt động hóa học,… và thiệt hại phải do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Theo đó, chủ sở hữu hoặc chủ thể khác có liên quan phải bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bồi thường hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu cho sự vi phạm pháp luật về nguồn nguy hiểm cao độ để khắc phục tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản của chủ thể khác. Đây là nghĩa vụ, bổn phận của người bị thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, tính mạng, sức khỏe của người bị thiệt hại.
2. Phát sinh trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và chủ thể có trách nhiệm bồi thường:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ áp dụng khi nguồn nguy hiểm cao độ dây thiệt hại cho người khác, tức là những người khi xảy ra thiệt hại, không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Bên cạnh đó, là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải được hiểu chính là sự hoạt động tự thân của nó gây ra, mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người, hay nói cách khác là có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ. Và điều kiện nữa đó chính là có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại đã xảy ra.
Tại khoản 2, 3, 4 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ; người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, và người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật.
Thứ nhất, về trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
Chủ sở hữu là người thực hiện các quyền đối với tài sản, trong quá trình tài sản mang lại lợi ích thì chủ sở hữu là người được hưởng nên khi tài sản gây ra thiệt hại việc chủ sở hữu phải bồi thường là hợp lẽ. Do đó, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dù trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ chủ sở hữu có lỗi hay không.
Trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu có nghĩa vụ “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”. (Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ này dẫn tới nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều này quy định tại Khoản 4 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015: “Khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không những phải quản lý mà còn phải có nghĩa vụ ngăn chặn người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ dẫn tới có khả năng gây thiệt hại.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại trong các trường hợp sau: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã chuyển giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng (nếu không có thỏa thuận khác); xảy ra một trong các trong các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; chủ sở hữu không có lỗi trong việc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
Thứ hai, trách nhiệm của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
Người được giao được hiểu là người được giao qua giao dịch dân sự hoặc quyết định của người sử dụng lao động, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 2, 3, và 4 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chịu trách nhiệm cả khi không có lỗi trong việc quản lý. Và họ cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại nếu có lỗi để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 601 BLDS 2015, thì khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, việc chủ sở hữu hay người được giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại còn căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. Tức là thông qua quá trình thỏa thuận, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn có thể đưa ra nguyên tắc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà mình không có lỗi. Thông qua việc thỏa thuận, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể loại trừ trách nhiệm bồi thường của mình khi nguồn nguy hiểm cao độ mà mình chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại cho người thứ ba. Việc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi cũng phụ thuộc vào ý chí của họ, nên việc các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi hoàn toàn đảm bảo được lẽ công bằng cho các chủ thể này.
Thứ ba, trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không thông qua việc chuyển giao, và không thuộc trường hợp chiếm hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông:
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, thì theo Khoản 18 Điều 3
Nên khi có tai nạn giao thông xảy ra, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về chủ sở hữu phương tiện giao thông. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu chủ sở hữu phương tiện giao thông đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông (ở đây có thể là tài xế) bằng giao dịch dân sự thì tài xế phải bồi thường. Hoặc khi giao phương tiện giao thông mà các bên thỏa thuận chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thì người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông không phải bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông.
Chủ sở hữu, tài xế củ phương tiện giao thông phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, tuy nhiên trường hợp họ được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại hiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Đối với trường hợp do phương tiện giao thông bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Và nếu chủ xe, tài xế mà có lỗi trong việc để phương tiện giao thông bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.