Định danh điện tử là một hình thức xác thực và chứng thực danh tính của cá nhân hoặc là của tổ chức thông qua các phương tiện, công nghệ điện tử trên môi trường điện tử. Định danh điện tử sẽ cho phép cá nhân chứng minh mình là người sở hữu thông tin cụ thể khi tham gia hoạt động trực tuyến hoặc giao dịch điện tử. Vậy tài khoản định danh điện tử bao giờ hết hạn?
Mục lục bài viết
1. Tài khoản định danh điện tử bao giờ hết hạn?
Định danh điện tử là một hình thức xác thực và chứng thực danh tính của cá nhân hoặc là của tổ chức thông qua các phương tiện, công nghệ điện tử trên môi trường điện tử. Định danh điện tử sẽ cho phép cá nhân hoặc tổ chức xác nhận, chứng minh mình là người sở hữu thông tin cụ thể khi mà tham gia các hoạt động trực tuyến hoặc giao dịch điện tử. Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP Quy định về định danh và xác thực điện tử có giải thích tài khoản định danh điện tử là một tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc là hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Theo đó, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm có:
– Có tên đăng nhập;
– Có mật khẩu hoặc;
– Hình thức xác thực khác mà được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Tài khoản định danh điện tử được cấp cho những đối tượng sau đây:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người mà được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người có độ tuổi chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc là đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP Quy định về định danh và xác thực điện tử thì tài khoản định danh điện tử sẽ được phân loại thành 2 mức độ gồm:
– Mức độ 1: Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 là tài khoản định danh điện tử được cấp cho những công dân Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể như sau:
+ Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm các thông tin sau: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Ảnh chân dung.
+ Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài sẽ chứa những thông tin sau: Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Số và ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Ảnh chân dung.
– Mức độ 2: Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 chính là tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài có chứa những thông tin như tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và bổ sung thêm thông tin về “vân tay”.
Ngoài ra, tại khoản 17 Điều 3 Luật Căn cước 2023 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024) quy định Căn cước điện tử chính là một căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện ở thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Chính vì thế, có thể hiểu tài khoản định danh điện tử có cùng thời hạn với thẻ Căn cước công dân gắn chip. Theo đó, tài khoản định danh điện tử sẽ hết hạn khi mà Căn cước công dân gắn chip hết thời hạn sử dụng. Sau khi làm lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới, khi đó tài khoản định danh điện tử sẽ lại được gia hạn để sử dụng.
Tại Luật Căn cước công dân 2014 và Luật Căn cước 2023 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024) đều có quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước công dân/căn cước, so sánh 02 quy định này thì có thể thấy độ tuổi cấp đổi thẻ mà 02 luật này quy định không có sự thay đổi nhiều, chỉ khác ở chỗ tại Luật Căn cước 2023 quy định thêm về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước đó là “Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi”. Cả hai luật đều có quy định chung độ tuổi cấp đổi thẻ, đó là:
– Phải đổi thẻ khi công dân có đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ đã được cấp đổi trong thời hạn là 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng hạn sử dụng của tài khoản định danh điện tử sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Khi công dân đến những mốc độ tuổi là đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì tài khoản định danh điện tử và cả Căn cước công dân đều sẽ hết hạn (thêm mốc độ tuổi là đủ 14 thì tài khoản định danh điện tử và Căn cước đều sẽ hết hạn, được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2024).
2. Công dân Việt Nam có bị khóa tài khoản định danh điện tử:
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP Quy định về định danh và xác thực điện tử thì công dân Việt Nam hoàn toàn có thể bị khóa tài khoản định danh điện tử. Các trường hợp công dân Việt Nam bị khóa tài khoản định danh điện tử, gồm:
– Chủ thể danh tính điện tử có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình
– Chủ thể danh tính điện tử vi phạm các điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
– Chủ thể danh tính điện tử đã bị thu hồi thẻ Căn cước công dân;
– Chủ thể danh tính điện tử đã chết.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu là khóa tài khoản định danh điện tử. Ở trường hợp này, trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi mà đã tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản và thông báo tới cho cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trong trường hợp mà từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sử dụng tài khoản định danh điện tử:
– Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập và sử dụng các tính năng, các tiện ích trên ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử.
– Tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, các dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản để phục vụ cho hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trong việc xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của mỗi mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản do chủ thể của tài khoản cung cấp hoặc là đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chính chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị chứng minh các thông tin của người đó, còn đối với chủ thể là người nước ngoài có giá trị chứng minh các thông tin của người đó ở trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử.
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chính chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như là việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; sẽ có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào trong tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi mà thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chính chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc là những giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc là các giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin ở trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chính chủ thể danh tính điện tử là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người mà được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh cho danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh về các thông tin về tổ chức đó; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào trong tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi mà thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
– Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong những hoạt động, giao dịch điện tử thì sẽ có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh những thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 59/2022/NĐ-CP Quy định về định danh và xác thực điện tử.
– Luật Căn cước 2023.
– Văn bản hợp nhất
THAM KHẢO THÊM: