Tai biến khi tiêm dịch vụ Vắc xin Covid-19 có được bồi thường không? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tiêm chủng?
Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến các nền kinh tế của đất nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải có những giải pháp nhằm để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm sự tăng trưởng hợp lý và ổn định của toàn xã hội. Để tránh những tác động tiêu cực Covid-19 thì việc chế tạo vắc-xin phòng chống bệnh dịch được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm.
Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng vắc-xin cũng có những tác dụng không mong muốn và gây ra các rủi ro sau tiêm chủng. Chính vì vậy, cần nhanh chóng phát hiện, xử trí tai biến sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Trong một số ít các trường hợp thì các chủ thể là người được tiêm chủng có thể gặp các phản ứng nặng nề hơn gây nguy kịch đến tính mạng hay tai biến nặng để lại di chứng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc tai biến khi tiêm dịch vụ Vắc xin Covid-19 có được bồi thường không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Tai biến khi tiêm dịch vụ Vắc xin Covid-19 có được bồi thường không?
Theo Khoản 2 Điều 3
“Tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.”
Ta nhận thấy, về bản chất việc tiêm chủng chính là việc các cơ quan, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng vắc-xin nhằm mục đích để kích thích cơ thể của các chủ thể được tiêm chủng sinh ra một loại miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể nào đó.
Hiện nay, cùng với các chính sách tiêm chủng mở rộng hiệu quả và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như các hệ thống chính trị, công tác tiêm chủng phòng chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã cho các kết quả tích cực ban đầu và được WHO ghi nhận. Việc ban hành chính sách để toàn dân được tiêm chủng chống dịch sẽ giúp đất nước ta sớm đẩy lùi được đại dịch Covid-19 từ đó các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục sẽ sớm trở lại với cuộc sống thường ngày.
Tai biến nặng sau tiêm chủng là gì?
Ta có thể hiểu, tai biến nặng sau tiêm chủng là một loại phản ứng bất thường sau khi các cá nhân thực hiện việc tiêm chủng. Phản ứng bất thường này có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong sau quá trình tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh.
Như vậy, tai biến nặng sau tiêm chủng được hiểu đơn giản là một sự cố bất lợi xảy ra trực tiếp đối với chủ thể được tiêm chủng sau khi chủ thể đó tiến hành tiêm chủng. Tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm các chủ thể là người được tiêm chủng bị tử vong.
Để tránh vấn đề bị tai biến nặng sau tiêm chủng thì các chủ thể là người được tiêm nên phối hợp với nhân viên tiêm chủng trong việc sàng lọc tiêm chủng, giảm thiểu đến mức thấp nhất các khả năng sẽ có phản ứng phản vệ sau tiêm. Các chủ thể trước khi tiêm chủng cũng cần phải báo trung thực các bệnh nền mình đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng, các loại dị ứng có thể xảy ra đối với bản thân mình. Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tiễn, có một số trường hợp hy hữu dù sàng lọc kỹ nhưng cũng có trường hợp có thể xảy ra phản ứng nặng đối với người không có cơ địa dị ứng hay mắc bệnh lý nền. Chính vì vậy, các chủ thể cần đặc biệt quan tâm đến cơ thể của bản thân mình sau khi thực hiện tiêm chủng chống dịch.
Tai biến khi tiêm dịch vụ Vắc xin Covid-19 có được bồi thường không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6
Trong quá trình thực hiện việc tiêm chủng mở rộng Covid-19, trong trường hợp khi các chủ thể là người được tiêm chủng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 mà xảy ra tai biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng thì cơ quan Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
Đối với trường hợp Sở Y Tế xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 30
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi các cá nhân xảy ra tai biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi tiêm dịch vụ Vắc xin Covid-19 sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại. Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã quy định về trường hợp được bồi thường do tai biến đó là người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật. Như vậy, ta nhận thấy, để xác định một cá nhân xảy ra tai biến có được bồi thường thiệt hại hay không thì còn cần xem xét đến quá trình sau khi cá nhân đó bình phục có để lại di chứng hay không và hậu quả mà tai biến để lại đối với người được tiêm chủng có nghiêm trọng hay không.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tiêm chủng:
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
2.1. Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định:
Điều kiện về cơ sở vật chất đối với cơ sở tiêm chủng cố định bao gồm:
– Khu vực tiêm chủng cần phải được cơ sở tiêm chủng cố định bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng.
– Cơ sở tiêm chủng cố định phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
Điều kiện về trang thiết bị đối với cơ sở tiêm chủng cố định bao gồm:
– Cơ sở tiêm chủng cố định phải có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin.
– Cơ sở tiêm chủng cố định phải có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều kiện về nhân sự đối với cơ sở tiêm chủng cố định bao gồm:
– Số lượng nhân sự đối với cơ sở tiêm chủng cố định:
+ Cơ sở tiêm chủng cố định cần có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
+ Đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
– Tất cả các nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng.
– Đối với nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
– Đối với nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng – Hộ sinh trở lên.
2.2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc tiêm chủng lưu động chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
– Điều kiện thứ nhất: Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
– Điều kiện thứ hai: Có phích vắc xin và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế.
– Điều kiện thứ ba: Điểm tiêm chủng lưu động phải đáp ứng điều kiện về nhân sự theo đúng quy định pháp luật.
Điều kiện đối với các điểm tiêm chủng lưu động khác:
– Điểm tiêm chủng lưu động phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ Điều kiện tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định.
– Cơ sở vật chất: Bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
– Trang thiết bị: Điểm tiêm chủng lưu động phải cần có phích vắc xin hoặc hòm lạnh và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế.
– Nhân sự: Điểm tiêm chủng lưu động phải phải có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng điều kiện sau đây:
+ Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng.
+ Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên,
+ Đối với nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng – Hộ sinh trở lên.
2.3. Quy định về công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng:
– Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng cần phải gửi văn bản
– Theo quy định của pháp luật thì kể từ ngày nhận được
– Các cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động tiêm chủng sau khi đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở thực hiện tiêm chủng tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự công bố của mình.
– Trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng, nếu cán bộ thanh tra phát hiện cơ sở tiêm chủng không tuân thủ các điều kiện đã quy định thì đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý theo quy định của pháp luật đồng thời sẽ gửi một bản biên bản về Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
– Và, kể từ ngày nhận được biên bản tạm đình chỉ hoạt động, trong thời hạn năm ngày làm việc thì Sở Y tế sẽ có trách nhiệm rút tên cơ sở khỏi danh sách cơ sở tự công bố đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo đúng quy định pháp luật.
Covid-19 hiện nay vẫn đang là mối đe dọa cực ký lớn đối với người chưa được tiêm chủng. Hiện nay, trong thời gian cách ly xã hội tại nhiều địa phương, nhiều trường hợp đã phải hoãn lại lịch tiêm hay thậm chí các gia đình chủ trương không cho các thành viên trong gia đình mình tiêm bất kì vắc xin gì vì sợ rằng sẽ xuất hiện các phản ứng tiêu cực sau khi tiêm chủng. Đây đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ra bùng phát dịch bệnh.
Chính bởi vì vậy mà việc hình thành các điểm tiêm chủng lưu động hay cố định là yêu cầu vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các cơ sở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì cần chủ động tham gia vào quá trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 để tăng tốc độ, diện bao phủ tiêm vắc-xin trên địa bàn cả nước.
Cùng với đó, các trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mà chưa được tập huấn theo quy định để đảm bảo hoạt động tiêm chủng vắc-xin Covid-19 diễn ra an toàn, nhanh chóng, đúng quy định. Đồng thời, các trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của pháp luật.