Tái bản là một trong những hoạt động nằm trong hoạt động xuất bản, quá trình xuất bản. Vấn đề về tái bản không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả, mà nó còn ảnh hưởng đến quyền và trách nhiệm khi khai thác tác phẩm tái bản của chủ thể có liên quan.
Khái niệm và quy định về tái bản tác phẩm theo Luật xuất bản
1. Tái bản là gì?
Tái bản là trên cơ sở những tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản trước đó sẽ được nhà xuất bản in lại lần nữa theo bản cũ hoặc có sửa chữa, bổ sung.
Đối với những tác phẩm, tài liệu được in lại nhưng có sửa chữa, bổ sung thì đó được gọi là tác phẩm tái bản có sửa chữa, bổ sung.
Trên bìa của tài liệu, tác phẩm được tái bản có thể hiện số lần tái bản của tài liệu, tác phẩm đó, số lần tái bản được thể hiện bằng chữ số La Mã.
2. Quyền tái bản là gì?
Tổ chức hay cá nhân giữ bản quyền tức là họ có những đặc quyền như: 1) quyền tái bản, 2) quyền phóng tác, 3) quyền phát hành, 4) quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn tác phẩm nghệ thuật và 5) quyền phát thanh băng ghi âm bằng phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Trong đó, Quyền tái bản là quyền quản lý tái bản một tác phẩm của một hay một nhóm tác giả.
Đối với những tác phẩm đã được tái bản, tác giả của tác phẩm tái bản có quyền quyết định phạm vi sử dụng của tác phẩm đã được tái bản đó. Nếu tác phẩm được tái bản thuộc phạm vi sử dụng công cộng (public domain) tức là tác phẩm tái bản đó không thuộc phạm vi bảo hộ của luật liên quan đến bản quyền, do đó những tác phẩm này được sử dụng mà không bị giới hạn về số lượng và có quyền sao chụp.
Đối với những tác phẩm được tái bản mà nó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng thì độc giả có quyền sử dụng có giới hạn tác phẩm mà không cần xin phép tác giả nếu độc giả sử dụng với mục đích phê bình, bình luận, giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, khóa luận, báo cáo,…)
Việc tái bản phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ sở vật chất in ấn, và cơ sở đảm bảo điều kiện cho việc in ấn và tái bản tác phẩm là các nhà xuất bản. Tuy nhiên, chỉ những cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thành lập nhà xuất bản. Các cơ quan, tổ chức được thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật (gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản) bao gồm: a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Điều kiện để thành lập nhà xuất bản được quy định tại Điều 13
– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu.
– Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các chức danh lãnh đạo, trong đó có Tổng biên tập nhà xuất bản phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm làm biên tập, quy định này dảm bảo cho hoạt động của nhà xuất bản được nâng cao về mặt chất lượng cũng như kinh nghiệm và bề dày hoạt động. Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất bản. Cụ thể, ngoài việc được đứng tên trên xuất bản phẩm, được từ chối biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm, chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập, thêm vào đó biên tập viên nhà xuất bản còn phải tham gia các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng định kỳ về kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tổ chức hoạt động xuất bản tổ chức. Đặc biệt, biên tập viên có trách nhiệm không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đây là một trong những quy định mới của
Tái bản trong tiếng anh là “To reissue”.
3. Quy định về tái bản:
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản: Việc tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật (điều 21 Luật Xuất bản năm 2012).
Cụ thể trách nhiệm của nhà xuất bản hoặc đối tác liên kết phải có Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để tái bản của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Những hành vi tái bản xuất bản phẩm khi chưa có sự chấp thuận của tác giả đều vi phạm quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm quy định về quyền tác giả theo quy định của Luật Xuất bản.
Giấy chấp thuận của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả phải tuân thủ theo Mẫu số 16 Phần phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và
Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản: Theo quy định của pháp luật, trước khi tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định, nội dung đăng ký phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng và nhiệm vụ của nhà xuất bản.
Về thời hạn đăng ký xuất bản đối với xuất bản phẩm tái bản và thời hạn ra quyết định xuất bản được quy định tại Điều 10 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BTTTT quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
+ Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
+ Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.
Những trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản đối với các tác phẩm xin đăng ký tái bản:
+ Xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
+ Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định
Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản: Điều 24 Luật Xuất bản năm 2012 quy định về tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản, trong đó các tác phẩm, tài liệu nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái, bao gồm:
“1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.”
Nộp tái bản phẩm không sửa chữa: Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, những trường hợp có sửa chữa hay bổ sung thì phải thực hiện theo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Xuất bản năm 2012.
Nhuận bút: Nhuận bút đối với xuất bản phẩm tái bản được hưởng từ 50-100% so với mức nhuận bút xuất bản lần đầu và được tính trên giá bán lẻ mới.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2012;
–
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản.