Pháp nhân là chủ thể của pháp luật hình sự tách biệt với cơ thể sinh học, do vậy các hoạt động tố tụng thông thường cần được thực hiện qua một cá nhân cụ thể có quyền nhân danh pháp nhân đó mà BLTTHS quy định là người đại diện theo pháp luật.
Các thiết chế về trách nhiệm hình sự liên đới của thời trung cổ được vay mượn khéo léo nhằm áp đặt TNHS cho pháp nhân; còn đối với mô hình trách nhiệm trực tiếp, các cấu trúc pháp lý cơ bản đã được chuyển từ lĩnh vực dân sự sang lĩnh vực hình sự.
Các quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong BLTTHS 2015 chủ yếu tập trung vào nội dung quyền pháp nhân thương mại được hưởng và thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính pháp nhân.
Pháp nhân được thừa nhận là "có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình; sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân"; đồng thời hành vi của nó được xác lập qua hành động của những cá nhân cụ thể cấu thành nó.
1. Khái niệm người đại diện của pháp nhân: Người đại diện là thuật ngữ phổ biến trong nhiều hệ thống pháp luật là thành tố quan trọng cấu thành quan hệ đại diện (Agency), đồng thời có tầm ảnh hưởng lớn đến pháp luật công và được thể hiện thông qua các văn bản […]
Pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự là đối tượng đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm, phải chịu TNHS về hành vi phạm tội, phải đối mặt với sự áp đặt ý chí thông qua nghĩa vụ và được đảm bảo các lợi ích thiết thân thông qua các quyền.
Pháp nhân là một thực thể pháp lý được ghi nhận khá sớm trong lịch sử thế giới, từng được đưa ra luận bàn với nhiều quan điểm trái chiều trong giới khoa học hình sự, đặc biệt là trong các hệ thống pháp luật khác nhau.