Điều kiện tách sổ đỏ hộ gia đình. Hồ sơ và thủ tục tách sổ đỏ đất hộ gia đình. Lệ phí thực hiện việc tách sổ đỏ. Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất hộ gia đình và hướng dẫn viết đơn.
Hiện nay, theo nhu cầu sử dụng, rất nhiều trường hợp cần phải tách thửa đất. Vậy đối với trường hợp sổ đỏ hộ gia đình khi tách thửa cần những điều kiện gì, hồ sơ và thủ tục tiến hành giải quyết ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Điều kiện tách sổ đỏ hộ gia đình:
* Điều kiện chung:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 188
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Đất đảm bảo không có tranh chấp xảy ra.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất đang trong thời hạn sử dụng đất.
* Điều kiện riêng:
Theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện khi tách thửa đất phải đáp ứng được diện tích tối thiểu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để ban hành đối với từng loại đất.
Do vậy, khi muốn tách thửa đất phải đáp ứng đủ các điều kiện chung và điều kiện riêng như trên. Đặc biệt đối với đất hộ gia đình, việc tách thửa phải có sự đồng ý đầy đủ của các đồng sở hữu đất với nhau.
2. Hồ sơ và thủ tục tách sổ đỏ đất hộ gia đình:
2.1. Hồ sơ tách sổ đỏ đất hộ gia đình:
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định hồ sơ tách sổ đỏ đất hộ gia đình bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).
2.2. Trình tự, thủ tục thực hiện tách sổ đỏ hộ gia đình:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình thực hiện chuẩn bị hồ sơ như mục 2.1 và tiến hành nộp theo cách thức sau:
– Nếu có nhu cầu thì cá nhân, hộ gia đình thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Nếu không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nếu địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa.
Còn nếu địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa thì người dân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất; địa phương chưa có chi nhánh thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình và tiến hành kiểm tra.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ: người phụ trách có thẩm quyền ghi và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (phiếu hẹn) cho người dân.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cá nhân, hộ gia đình hoàn thiện và bổ sung lại hồ sơ sao cho đầy đủ và hợp lệ.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện công việc sau:
– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.
– Sau đó, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Khi tách thửa, trên Sổ đổ sẽ cập nhật thông tin như sau:
Trường hợp tách thửa thì thể hiện: “Tách thành các thửa đất số… (ghi lần lượt số thứ tự thửa đất được tách ra từ thửa đất cũ), theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”. Tại trang đăng ký của thửa đất mới được tách thì thể hiện: “Tách từ thửa đất số… (ghi số thửa đất trước khi tách ra để chuyển quyền) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.
Bước 3: Nhận kết quả:
Thời gian giải quyết việc tách thửa:
– Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.
– Đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: không quá 25 ngày làm việc.
Lưu ý: thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, phường, thị trấn, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (thời gian nộp tiền vào ngân sách (nếu có); không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
3. Lệ phí thực hiện việc tách sổ đỏ:
Khi thực hiện thủ tục tách Sổ đỏ, hộ gia đình phải chịu các khoản lệ phí như sau:
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
Về lệ phí cấp Giấy chứng nhận do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau. Hiện nay, mức thu thường không quá 100.000 đồng/giấy chứng nhận.
– Khoản phí đo đạc khi tách thửa:
Phí đo đạc này do hộ gia đình chi trả cho đơn vị đo đạc. Thông thường chi phí đo đạc sẽ rơi vào khoản từ 1,8 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng.
4. Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất hộ gia đình và hướng dẫn viết đơn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu số 11/ĐK | ||||||||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển…. Ngày…… / …… / ……. Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên) | |||||||||||
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT | |||||||||||
Kính gửi:…….. | |||||||||||
I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xoá, sửa chữa nội dung đã viết ) | |||||||||||
1. Người sử dụng đất: 1.1 Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):……. 1.2 Địa chỉ……….. | |||||||||||
2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau: | |||||||||||
2.1. Đề nghị tách thành ……… thửa đất đối với thửa đất dưới đây: a) Thửa đất số:…; b) Tờ bản đồ số:……; c) Địa chỉ thửa đất:………. d) Số phát hành Giấy chứng nhận: ……… Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận :……. ; ngày cấp …../…../……. đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất:… m2; Thửa thứ hai:… m2; | |||||||||||
2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất: | |||||||||||
Thửa đất số | Tờ bản đồ số | Địa chỉ thửa đất | Số phát hành Giấy chứng nhận | Số vào sổ cấp giấy chứng nhận | |||||||
3. Lý do tách, hợp thửa đất:…………. | |||||||||||
4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có: – Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên; – Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có):….. …………………………………………………………………………. |
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.
……, ngày …… tháng …… năm……..
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
……….
| |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) | Ngày……. tháng…… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn viết đơn:
– Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất.
– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch.
Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.