Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi một tác phẩm ra đời và được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, thì đã phát sinh cơ chế bảo hộ đối với tác phẩm đó. Vậy những tác phẩm được công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ hay không?
Mục lục bài viết
1. Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, có giải thích cụ thể về khái niệm tác phẩm di cảo. Theo đó, tác phẩm di cảo là khái niệm để chỉ các loại hình tác phẩm được công bố lần đầu sau khi các tác giả đã qua đời.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, có quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm gì cạo. Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm di cảo sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022.
Đối chiếu với Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể như sau:
– Quyền nhân thân theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 sẽ được bảo hộ vô thời hạn;
– Quyền nhân thân được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022, cùng với quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 sẽ có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Đối với các tác phẩm điện ảnh, các tác phẩm nhiếp ảnh, đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh theo quy định của pháp luật sẽ có thời hạn bảo hộ là 75 năm được tính kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. Đối với các tác phẩm điện ảnh, các tác phẩm nhiếp ảnh, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được thực hiện hoạt động công bố trên thực tế trong khoảng thời hạn 25 năm được tính kể từ khi tác phẩm được định hình bằng một hình thức vật chất cụ thể thì thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này được xác định là 100 năm được tính kể từ khi các tác phẩm đó được định hình dưới dạng hình thức vật chất nhất định. Đối với các tác phẩm khuyết danh theo quy định của pháp luật, khi các thông tin liên quan đến tác giả sáng tạo ra tác phẩm đó xuất hiện thì thời hạn bảo hộ sẽ được tính căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
+ Các tác phẩm không thuộc loại hình được quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm đó có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ tác phẩm sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời;
+ Thời hạn bảo hộ theo điều luật phân tích nêu trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời gian bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó thì có thể nói, tác phẩm được công bố lần đầu tiên sau khi tác giả đã qua đời sẽ được gọi là tác phẩm di cảo. Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về thời gian bảo hộ đối với tác phẩm di cảo. Các tác phẩm công bố sau khi tác giả qua đời vẫn sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian bảo hộ quyền nhân thân đối với tác phẩm di cảo được xác định là 50 năm kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên.
2. Hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ, thì tác phẩm sẽ thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, có quy định cụ thể như sau:
– Tác phẩm đã kết thúc thời gian bảo hộ căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, và các cuộc biểu diễn, các bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời gian bảo hộ căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 thì có tác phẩm này sẽ thuộc về công chúng;
– Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền sử dụng các tác phẩm, sử dụng cuộc biểu diễn, các bản ghi âm/ghi hình, sử dụng các chương trình phát sóng, tuy nhiên cần phải tôn trọng đầy đủ các quyền nhân thân của tác giả, người biểu diễn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng các tác phẩm, các cuộc biểu diễn, các bản ghi âm ghi hình, các chương trình phát sóng khi thuộc về công chúng.
Theo đó thì có thể nói, các tác phẩm khi đã hết thời gian bảo hộ theo quy định của pháp luật sẽ thuộc về công chúng. Mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều có quyền sử dụng các tác phẩm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng đều phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả. Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền nhân thân đối với các loại tác phẩm này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, bắt buộc người có hành vi vi phạm xin lỗi cải chính, bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm, các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm dân sự hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Những chính sách của nhà nước liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và quyền liên quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, có quy định cụ thể về chính sách của nhà nước liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và quyền liên quan. Cụ thể như sau:
– Chính sách hỗ trợ tài chính, kinh phí để thực hiện hoạt động mua bán quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ phổ biến đối với các loại tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, các chương trình phát sóng, các cuộc biểu diễn có giá trị tư tưởng, khoa học, nhân đạo nhân văn, giáo dục và nghệ thuật, nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động công cộng, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
– Cần phải ưu tiên cho hoạt động đầu tư, phục vụ cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng các công chức và viên chức làm công tác quản lý, thực thi hoạt động bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan từ trung ương cho đến địa phương;
– Cần phải ưu tiên cho hoạt động đầu tư, ứng dụng đầy đủ các loại khoa học công nghệ tiến bộ, thực hiện hoạt động chuyển đổi số trong quá trình quản lý nhà nước để từ đó bảo hộ cho quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan;
– Cần phải đẩy mạnh truyền thông, nhằm mục đích nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả. Cần phải tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả và quyền liên quan trong nhà trường, trong các cơ sở giáo dục khác sao cho phù hợp với trình độ đào tạo và phù hợp với từng cấp học;
– Huy động các nguồn lực của xã hội, đầu tư phát triển, hỗ trợ nguồn tài chính cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo, chuyển giao công nghệ, khai thác thông tin, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao nguồn năng lực và nhân lực về hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế;
– Ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội, doanh nghiệp hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, thúc đẩy thực hiện hoạt động chuyển đổi định dạng dễ tiếp cận cho những người khuyết tật theo quy định của pháp luật, từ đó tạo điều kiện cho những người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.