Tác hại của vi phạm bản quyền? Cách xác định thiệt hại của hành vi vi phạm bản quyền?
Thiệt hại do hành vi xâm phạm bản quyền cũng được coi là một dạng về thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định trong Bộ luật dân sự. Theo các quy định của pháp luật thì xác định thiệt hại về vi phạm bản quyền bao gồm có thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Vậy các tác hại của vi phạm bản quyền? Cách xác định thiệt hại vi phạm bản quyền?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tác hại của vi phạm bản quyền:
Vi phạm bản quyền chính là việc một người, một tổ chức sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi là có sự cho phép của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Một số hành vi vi phạm bản quyền như là sao chép, phân phối tác phẩm trái phép,…..
Chủ bản quyền thường là những người tạo ra tác phẩm hoặc là nhà xuất bản hoặc là doanh nghiệp khác đã được giao bản quyền. Chủ bản quyền sẽ thường xuyên viện dẫn những biện pháp pháp lý và công nghệ nhằm để ngăn chặn và để xử phạt vi phạm bản quyền.
Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm bản quyền thì cần phải biết các yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Căn cứ Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có quy định về các yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể như sau:
– Yếu tố xâm phạm đến quyền tác giả có thể thuộc vào một trong các dạng sau đây:
+ Bản sao của tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
+ Tác phẩm phái sinh đã được tạo ra một cách trái phép;
+ Tác phẩm giả mạo tên, giả mạo chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc là chiếm đoạt quyền tác giả;
+ Phần tác phẩm đã bị trích đoạn, sao chép và lắp ghép trái phép;
+ Sản phẩm mà có gắn các thiết bị kỹ thuật bảo vệ về quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Sản phẩm mà có các yếu tố xâm phạm các quy định tại khoản này thì bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.
– Yếu tố xâm phạm về quyền liên quan có thể sẽ thuộc một trong những dạng sau đây:
+ Bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn mà được tạo ra một cách trái phép;
+ Bản sao của bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao của bản ghi âm, ghi hình, bản sao của chương trình phát sóng mà được tạo ra một cách trái phép;
+ Một phần hoặc là toàn bộ cuộc biểu diễn mà đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, bản chương trình phát sóng mà bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc là toàn bộ chương trình phát sóng đã bị thu, giải mã và bị phân phối trái phép;
+ Sản phẩm mà có gắn các thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan đã bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình của cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc là bị thay đổi một cách trái phép các thông tin về quản lý quyền liên quan.
Sản phẩm mà có chứa yếu tố xâm phạm mà quy định tại khoản này thì bị coi là sản phẩm xâm phạm đến quyền liên quan.
Để xác định rằng một hành vi có chính xác là hành vi vi phạm bản quyền hay không thì phải căn cứ vào cách xác định hành vi xâm phạm. Tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có quy định về xác định hành vi xâm phạm, cụ thể như sau:
Hành vi mà bị xem xét bị coi chính là hành vi có xâm phạm đến bản quyền khi có đủ các căn cứ sau đây:
– Đối tượng mà bị xem xét mà thuộc phạm vi các đối tượng mà đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có các yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện các hành vi bị xem xét không phải là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người đã được pháp luật hoặc cơ quan có chức năng thẩm quyền cho phép theo các quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, và tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, và khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Hành vi bị xem xét mà xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng sẽ bị coi là xảy ra ngay tại Việt Nam nếu hành vi đó đã xảy ra trên mạng internet nhưng lại nhằm vào người tiêu dùng hoặc là người dùng tin tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền đã gây ra nhiều các tác hại như tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho chủ thể của tác phẩm. Tổn thất về vật chất bao gồm có:
– Tổn thất về tài sản
– Giảm sút về vấn đề thu nhập, lợi nhuận
– Tổn thất về các cơ hội kinh doanh
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, để khắc phục thiệt hại
2. Cách xác định thiệt hại của hành vi vi phạm bản quyền:
Tại Điều 16 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại, cụ thể như sau:
– Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ chính là sự tổn thất thực tế về vật chất và về tinh thần do các hành vi xâm phạm trực tiếp đã gây ra cho chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ.
– Được coi là có tổn thất trên thực tế nếu có đủ những căn cứ sau đây:
+ Lợi ích về vật chất hoặc là tinh thần là có thực và đã thuộc về người bị thiệt hại;
+ Người bị thiệt hại có khả năng để đạt được lợi ích mà quy định tại điểm a khoản này;
+ Có sự giảm sút hoặc là mất lợi ích của người bị thiệt hại mà sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với các khả năng đạt được lợi ích đó khi mà không có hành vi xâm phạm và các hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp để gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
– Mức độ thiệt hại đã được xác định phù hợp với các yếu tố xâm phạm về quyền đối với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
– Việc xác định về mức độ thiệt hại dựa trên các chứng cứ về thiệt hại do các bên đều cung cấp, kể cả là kết quả trưng cầu giám định và các bản kê khai thiệt hại, trong đó sẽ làm rõ các căn cứ nhằm để xác định và tính toán về mức thiệt hại.
Điều 17 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về cách xác định thiệt hại về tổn thất về tài sản, cụ thể như sau:
– Tổn thất về tài sản sẽ được xác định theo mức độ giảm sút hoặc là bị mất về giá trị tính được thành tiền của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà được bảo hộ.
– Giá trị mà tính được thành tiền của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà quy định tại khoản 1 của Điều này sẽ được xác định theo một hoặc là các căn cứ sau đây:
+ Giá chuyển nhượng về quyền sở hữu hoặc là giá chuyển giao của quyền sử dụng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
+ Giá trị góp vốn kinh doanh bằng chính quyền sở hữu trí tuệ;
+ Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;
+ Giá trị mà đầu tư cho việc tạo ra và cho sự phát triển đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm là các chi phí tiếp thị, nghiên cứu và quảng cáo, lao động, thuế và những chi phí khác.
Tại Điều 18 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về cách xác định thiệt hại về giảm sút về thu nhập, lợi nhuận có quy định như sau:
– Thu nhập, lợi nhuận mà quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm có:
+ Thu nhập, lợi nhuận đã thu được do sử dụng, do khai thác trực tiếp về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Thu nhập, lợi nhuận mà thu được do cho thuê các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Thu nhập, lợi nhuận mà thu được do chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
– Mức giảm sút về thu nhập, giảm sút về lợi nhuận để được xác định theo một hoặc là những căn cứ sau đây:
+ So sánh trực tiếp về mức thu nhập, về lợi nhuận thực tế mà trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, mà tương ứng với từng loại thu nhập của quy định tại khoản 1 Điều này;
+ So sánh về sản lượng, về số lượng sản phẩm, về hàng hoá, về dịch vụ thực tế mà tiêu thụ hoặc là cung ứng trước và sau khi đã xảy ra hành vi xâm phạm;
+ So sánh về giá bán thực tế trên thị trường của các sản phẩm, của hàng hoá, của dịch vụ trước và sau khi đã xảy ra hành vi xâm phạm.
Tại Điều 19 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về cách xác định về tổn thất về cơ hội kinh doanh, cụ thể như sau:
– Cơ hội kinh doanh mà quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm có:
+ Khả năng thực tế mà sử dụng, khai thác trực tiếp các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong việc kinh doanh;
+ Khả năng thực tế cho những người khác thuê các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Khả năng thực tế mà chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề chuyển nhượng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác;
+ Cơ hội kinh doanh khác mà bị mất do các hành vi xâm phạm trực tiếp đã gây ra.
Điều 20 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về cách xác định chi phí hợp lý để ngăn chặn, để khắc phục thiệt hại, cụ thể như sau:
Chi phí hợp lý nhằm để ngăn chặn, để khắc phục thiệt hại mà quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các chi phí cho việc tạm giữ, việc bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với các hàng hoá xâm phạm, các chi phí thực hiện những biện pháp khẩn cấp tạm thời, các chi phí hợp lý nhằm để thuê dịch vụ giám định, để ngăn chặn, để khắc phục các hành vi xâm phạm và các chi phí cho việc thông báo, cho việc cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng mà liên quan đến hành vi xâm phạm.