Hoạt động M&A có sự chuyển dịch tài sản có ảnh hưởng tới các quy phạm của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các đối tượng có liên quan luôn gồm hai nhóm: (i) các quy phạm tiền kiểm và (ii) các quy phạm hậu kiểm.
Các hoạt động tập trung kinh tế cơ bản đều có sự chuyển dịch về tài sản của các chủ thể tham gia. Theo đó, quyền sở hữu, kiểm soát tài sản tạo ra lợi thế kinh doanh sẽ được chuyển dịch từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng M&A. Pháp luật cạnh tranh được thiết kế với tính phòng ngừa, phòng tránh các hành vi có hại cho môi trường cạnh tranh của các chủ thể có liên quan trong việc kiểm soát các giao dịch này, do đó, các quy phạm của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các đối tượng có liên quan luôn gồm hai nhóm, đó là: (i) các quy phạm tiền kiểm và (ii) các quy phạm hậu kiểm.
Mục lục bài viết
1. Ảnh hưởng của các quy phạm tiền kiểm:
Theo nguyên tắc xây dựng pháp luật cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh là pháp luật công điều chỉnh quan hệ tư theo phương pháp hành chính. Pháp luật cạnh tranh có tính chất phòng ngừa, hạn chế các hành vi có hại cho tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, trước các hành vi bị coi là nguy hại cho thị trường, pháp luật cạnh tranh đề ra các quy phạm tiền kiểm để yêu cầu các bên có liên quan thực hiện các quy định này. Trong qua | trình thực hiện tập trung kinh tế, các bên có liên quan sẽ phải tự thực hiện việc đánh giá xem vụ việc tập trung kinh tế dự kiến tiến hành có thuộc trường hợp phải chịu sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh hay không.
Trong trường hợp các bên xác định vụ việc tập trung kinh tế đang dự kiến tiến hành không thuộc trường hợp phải thực hiện các thủ tục kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên có thể tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A phù hợp với mong muốn của mình trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan khác. Như vậy, trong trường hợp này, các quy phạm tiền kiểm của pháp luật cạnh tranh không có ảnh hưởng, tác động tới các hợp đồng tập trung kinh tế. Các bên được tự do thực hiện quyền của mình.
Trong trường hợp các bên xác định vụ việc tập trung kinh tế đang dự kiến tiến hành thuộc trường hợp phải thực hiện các thủ tục kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo luật định để có quyết định hành chính đối với vụ việc tập trung kinh tế dự kiến tiến hành. Như vậy, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa quyết định đối với vụ việc tập trung kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán sáp nhập doanh nghiệp nói riêng.
Trong trường hợp các bên đang trong quá trình đàm phán để giao kết hợp đồng (đã tiến hành giao kết các thỏa thuận mang tính nguyên tắc nhưng chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng là hợp đồng mua bán sáp nhập hoặc đã giao kết hợp đồng mua bán sáp nhập nhưng các bên chưa thực hiện) thì hiệu lực của các hợp đồng mua bán sáp nhập này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định hành chính về vụ việc tập trung kinh tế. Rõ ràng các thỏa thuận đã giao kết trái với nội dung quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị vô hiệu do trái quy định pháp luật, hợp đồng đã giao kết bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Trong trường hợp này, các bên cần tiến hành đàm phán, ký kết lại các nội dung thỏa thuận chưa phù hợp hoặc dùng không thực hiện giao dịch nữa nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép thực hiện vụ việc tập trung kinh tế.
Như vậy, trong trường hợp vụ việc tập trung kinh tế phải chịu sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh, thì hợp đồng mua bán sáp nhập chịu sự điều chỉnh của quyết định hành chính về vụ việc tập trung kinh tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về: (i) Hiệu lực thi hành của hợp đồng và (ii) nội dung thỏa thuận của hợp đồng.
2. Ảnh hưởng của các quy phạm hậu kiểm:
Bên cạnh những quy định tiền kiểm, pháp luật cạnh tranh còn có các quy định hậu kiểm để đảm bảo xử lý các trường hợp tập trung kinh có tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh không được phát hiện hoặc bị bỏ sót ở giai đoạn tiền kiểm. Việc có các quy định hậu kiểm là hết sức cần thiết do việc xác định các điều kiện buộc phải thực hiện các biện pháp kiểm soát tập trung kinh tế là hết sức phức tạp trong thực tế triển khai. Bên cạnh đó, các chủ thể thực hiện tập trung kinh tế thường có xu hướng giấu thông tin hoặc các cơ quan quản lý cạnh tranh còn hạn chế về tiếp cận thông tin vụ việc tại thời điểm vụ việc được tiến hành để đánh giá.
Việc hậu kiểm các vụ việc tập trung kinh tế có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các giấu hiệu ảnh hưởng tới cạnh tranh từ vụ việc tập trung kinh tế đã tiến hành hoặc có thể quá trình khiếu nại của các chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm do tác động của vụ việc tập trung kinh tế tới cơ quan quản lý cạnh | tranh, tòa án. Trong trường hợp này, hợp đồng M&A có liên quan tới vụ việc tập trung kinh tế mà các bên đã tiến hành giao kết, đang triển khai thực hiện hoặc đã triển khai thực hiện xong đều có thể bị xem xét và chịu sự phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.
Chúng ta thấy rằng, hậu quả xấu nhất của hoạt động tập trung kinh tế mà pháp luật cạnh tranh muốn phòng ngừa chính là sự hình thành các chủ thể có vị thế độc quyền hoặc vị thế thống lĩnh thị trường. Do đó, pháp luật cạnh tranh can thiệp vào vụ việc tập trung kinh tế sau thời điểm các giao dịch tập trung kinh tế đã toàn thành có tính chất giống như pháp luật can thiệp hành vi hạn chế cạnh tranh bằng lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị thế độc quyền. Cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh trong trường hợp này là cơ chế điều chỉnh đối với chủ thể có vị thế thống lĩnh thị trường gây nguy hại cho cạnh tranh. Trong trường hợp này, hợp đồng M&A đã được thực hiện xong, do đó, việc tuyên hợp đồng này vô hiệu và bắt các bên hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu không có nhiều ý nghĩa khác biệt so với việc áp dụng trực tiếp các quy phạm sẵn có của pháp luật cạnh tranh với chủ thể có hành vi lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường.
Trong trường hợp pháp luật cạnh tranh can thiệp vào thời điểm hoạt động tập trung kinh tế đang được diễn ra, các bên có liên quan đang tiến hành các thủ tục để chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình đối với các các tài sản có liên quan đến vụ việc tập trung kinh tế, cơ chế điều chỉnh của pháp luật trong trường hợp này đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với hợp đồng M&A đang trong quá trình đang thực hiện. Như vậy, các bên cần tiến hành xử lý hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu theo cơ chế | hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên đối với từng phương thức giao dịch, việc hoàn trả và khác phục hậu quả sẽ rất khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng vụ việc.